The developer, VKIDS VIETNAM LIMITED COMPANY, indicated that the app’s privacy practices may include handling of data as described below. For more information, see the developer’s privacy policy.
The developer, VKIDS VIETNAM LIMITED COMPANY, indicated that the app’s privacy practices may include handling of data as described below. For more information, see the developer’s privacy policy.
Ba mẹ nào cũng mong muốn có thể dễ dàng dạy bé học chữ cái tiếng việt. Tuy nhiên, đây là độ tuổi ba mẹ cần khéo léo trong việc kết hợp việc học mà chơi đối với trẻ. Dưới đây là một số cách dạy bé học chữ cái tiếng việt đơn giản và nhớ lâu. Hãy cùng tham khảo:
Trong tiếng việt của chúng ta thường có hai loại chữ là chữ thường và chữ hoa. Và theo ý kiến từ nhiều chuyên gia giáo dục, ba mẹ nên ưu tiên dạy con bảng chữ cái thường trước và bảng chữ cái in hoa sau. Bởi cách dạy này giúp bé nhớ lâu, phản ứng nhanh và rèn luyện kỹ năng đọc viết tốt sau này.
Dù bé có khả năng bắt chước và học hỏi vô cùng nhanh. Tuy nhiên, não bộ của trẻ vẫn còn quá non nớt với những kiến thức phổ thông mà chúng ta muốn dạy. Nếu ba mẹ truyền tải cho con quá nhiều kiến thức cùng một lúc sẽ khiến não bộ của bé phải chịu áp lực lớn. Do vậy, nguyên tắc đầu tiên khi dạy bé học chữ cái đó là phải dạy bé từng chữ một. Và mỗi chữ bé học cần được lặp đi lặp lại nhiều lần. Đây là cách hiệu quả để giúp bé nhanh thuộc và ghi nhớ chữ cái được lâu hơn.
Cha mẹ có thể tìm mua các bộ thẻ học chữ cái sẵn có tại các cửa hàng sách hoặc cửa hàng đồ chơi. Nếu có thời gian, ba mẹ có thể cùng con tạo nên những thẻ học thủ công đa sắc màu. Công đoạn tạo thẻ học cho bé rất đơn giản, ba mẹ chỉ cần chuẩn bị những mảnh giấy bé bằng lòng bàn tay, viết một chữ cái in hoa lên mỗi mảnh giấy. Sau đó, ba mẹ ghép nối các mảnh giấy này bằng cách sử dụng chỉ hoặc ghim bấm. Như vậy là ba mẹ đã có thể cùng con tạo nên bộ thẻ học chất lượng.
Việc uốn nắn và chỉnh phát âm cho bé là cần thiết. Tuy nhiên, ba mẹ không nên bắt bé phải phát âm chuẩn những chữ cái mà con được học. Thay vào đó, ba mẹ nên dạy trẻ học bảng chữ cái tiếng việt đơn giản và để con phát âm thật tự nhiên theo ý hiểu của trẻ và chỉnh phát âm cho con từ từ theo thời gian.
Với phương pháp dạy này, bé sẽ có thời gian được tiếp cận và thích nghi với mặt chữ. Việc được nói mà không bị cản trở giúp bé cảm thấy tự tin. Và khi bé phát âm sai, ba mẹ hãy nhẹ nhàng chỉnh sửa để phát âm của trẻ được hoàn thiện hơn.
Ở giai đoạn trẻ lớn hơn vào khoảng từ 4-5 tuổi, ba mẹ có thể áp dùng vừa đọc vừa viết để giúp con ghi nhớ chữ cái được học tốt hơn. Phương pháp này giúp trí não của con được kích thích, hỗ trợ bé nhớ lâu hơn. Tuy nhiên, khi áp dụng phương pháp này đòi hỏi ba mẹ cần thật kiên nhẫn và dịu dàng với con.
Hiện nay có rất nhiều bài hát dành cho thiếu nhi được lồng ghép học bảng chữ cái trong đó. Những ca từ và nhịp điệu xuất hiện trong bài hát dễ dàng đi vào nhận thức và giúp việc học của trẻ trở nên dễ dàng hơn.Ba mẹ hãy lựa chọn những bài nhạc có tiết tấu vui, phù hợp với độ tuổi của bé. Ngoài ra, ba mẹ có thể kết hợp cho con xem video để tăng thêm sự yêu thích cho trẻ khi học.
Có thể nói, việc rèn luyện thói quen cho trẻ cần sự kỳ công đến từ ba mẹ. Bởi bé giai đoạn 2-5 tuổi rất yêu thích sự tự do, nô đùa. Việc uốn nắn cho trẻ tập trung và kiên trì học tập không dễ. Bởi vậy, ba mẹ cần tạo nên những điều hứng thú trong quá trình học của con. Ví dụ các con chữ được sử dụng để dạy cho trẻ có màu sắc thật sặc sỡ hoặc ba mẹ có thể chuẩn bị cho con những bộ sách tô màu chữ thật đẹp và đáng yêu. Những chi tiết rất nhỏ như vậy nhưng sẽ có tác động vô cùng lớn đến sự yêu thích và tạo hứng thú cho việc học của bé.
Để giúp trẻ nhanh chóng nhớ được các mặt chữ, ba mẹ nên tạo điều kiện thực hành cho con ở mọi lúc mọi nơi. Ví dụ trong những lúc đi chơi hay sinh hoạt hàng ngày hãy thường xuyên đố bé về các chữ cái xuất hiện trong cuộc sống, nếu bé quên thì hãy nhắc lại giúp bé và yêu cầu bé bắt chước ngay. Tuyệt đối không tạo áp lực hay tỏ thái độ khi trẻ không trả lời được câu hỏi bạn đưa ra.
Ba mẹ nào cũng mong muốn con cái mình thật thông minh và tài giỏi. Do đó, rất nhiều ba mẹ quan tâm đến độ tuổi phù hợp để dạy bảng chữ cái cho con. Tuy nhiên, mỗi đứa trẻ sẽ có một quá trình tiếp thu và nhận thức khác nhau. Vì vậy, ba mẹ cần căn cứ vào tình trạng phát triển của bé để đưa ra những phương pháp và lộ trình dạy phù hợp với con của mình. Dưới đây là lộ trình cơ bản dạy bé học bảng chữ cái phù hợp với độ tuổi.
Thường, khi bé bước vào giai đoạn 3 tuổi, ba mẹ có thể cho con học quen dần với bảng chữ cái. Một số trẻ 2 tuổi đã có thể nhận biết được một số mặt chữ cơ bản. Nhưng cũng có trẻ đến hơn 3 tuổi mới có nhận biết và ghi nhớ mặt chữ. Trong quá trình làm quen với bảng chữ cái, con sẽ học thông qua việc lặp lại các âm tiết theo hướng dẫn của cha mẹ. Bé sẽ bắt đầu tiếp nhận và ghi nhớ thông qua sự tiếp xúc thường xuyên. Do vậy, việc giáo dục sớm trong gia đình sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc dạy bé học chữ cái giai đoạn 2-3 tuổi.
Đa số các em bé từ 3-4 tuổi đã có thể nhận diện được các chữ cái được học giai đoạn trước đó. Bé rất lưu tâm đến các chữ cái xuất hiện trong tên mình, tên ba mẹ. Và để giúp con có thể nhận diện được mặt chữ tốt hơn, ba mẹ hãy đặt ra câu hỏi thường xuyên, liên tục mỗi ngày để con có thể học được những chữ cái mới và ghi nhớ những chữ cái cũ.
Nếu các giai đoạn trước, bé việc dạy bé học chữ cái là tập trung vào giúp con nhớ mặt chữ được học. Thì đến giai đoạn trẻ 4 - 5 tuổi, hầu hết trẻ đều nhớ được đầy đủ bảng chữ cái. Và đây là giai đoạn thích hợp để ba mẹ dạy con tập viết.
Có thể thấy, giai đoạn từ 2-5 tuổi là giai đoạn vàng để ba mẹ có thể tiến hành dạy bé học chữ cái. Bởi trí não trẻ giai đoạn này được ví như những tờ giấy trắng, việc tiếp thu và học tập kiến thức của bé rất nhanh. Đặc biệt, hoạt động chơi mà học, học mà chơi cần được ưu tiên cho trẻ, không nên bắt buộc và gò bó bé quá nhiều.
Để nâng cao hiệu quả trong việc dạy bảng chữ cái cho bé, ba mẹ có thể lưu ý đến một số điều quan trọng dưới đây:
Lời kết: Bài viết trên là chia sẻ của Nature's Way về một số phương pháp dạy bé học chữ cái hiệu quả đang được nhiều phụ huynh áp dụng. Qua đó, giúp các bậc phụ huynh có thêm nhiều góc nhìn trong phương pháp dạy con học tại nhà. Hy vọng qua bài viết sẽ giúp phụ huynh tìm được phương pháp dạy phù hợp và tốt nhất dành cho con.