Đang truy cập : 164
Đang truy cập : 164
Trường Cao đẳng Việt Nam - Hàn Quốc Bình Dương là trường công lập (mã trường CDD 4403). Năm 2023, trường tuyển sinh các ngành/nghề cụ thể sau:
- Đối tượng xét tuyển: Tốt nghiệp Trung học phổ thông
- Phạm vi: Tuyển sinh trên toàn quốc
- Mức học phí: Theo quy định của nhà nước
- Sau khi tốt nghiệp được công nhận là Kỹ sư thực hành
Cắt gọt kim loại (Công nghệ chế tạo máy)
Công nghệ thông tin (Ứng dụng phần mềm)
- Đối tượng xét tuyển: Tốt nghiệp THCS, THPT
- Phạm vi: Tuyển sinh trên toàn quốc
- Mức học phí: Miễn 100% học phí học nghề trong 02 năm trung cấp cho học sinh tốt nghiệp THCS
- Nhà trường có tổ chức cho học sinh học các môn văn hóa THPT để đủ điều kiện học liên thông lên Cao đẳng, Đại học
Cắt gọt kim loại (Công nghệ chế tạo máy)
Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí
TUYỂN SINH SƠ CẤP VÀ THƯỜNG XUYÊN
Thường xuyên tuyển sinh các lớp Sơ cấp và ngắn hạn: Kỹ thuật lập trình và vận hành máy CNC; Hàn; Lái xe các hạng A1, B2, C, D, E; Lái xe nâng hàng; Vận hành lò hơi; Vận hành cần trục; Vận hành cầu trục; Điện dân dụng; Điện tử dân dụng; Điện lạnh dân dụng.
I. ĐIỀU KIỆN HỌC TẬP VÀ LÀM VIỆC
Khi vào học tại trường, sinh viên - học sinh sẽ được hưởng các điều kiện sau:
- Được miễn, giảm học phí theo qui định, riêng các đối tượng sau được miễn, giảm học phí ngay khi nộp hồ sơ:
+ Học sinh tốt nghiệp THCS (lớp 9) được miễn 100% học phí.
+ Học sinh học các nghề: Cắt gọt kim loại, Hàn được giảm 70% học phí.
- Được xét cấp học bổng tối thiểu bằng 100% giá trị học phí.
- Được thực hành trên các trang thiết bị hiện đại theo chuẩn Hàn Quốc.
- Trường có ký túc xá, căn tin, sân chơi thể thao...
- Được nhà trường giới thiệu việc làm tại các khu công nghiệp trong và ngoài tỉnh.
- Sau khi tốt nghiệp được liên thông lên Cao đẳng, Đại học cùng chuyên ngành theo qui định.
- 01 Phiếu đăng ký dự tuyển vào giáo dục nghề nghiệp (tải phiếu đăng ký tại đây)
- 03 Bằng tốt nghiệp THCS/ 01 bằng tốt nghiệp THPT (công chứng)
- 01 Học bạ THCS/ THPT (công chứng)
- 01 Giấy khai sinh (bản sao có mộc đỏ hoặc bản chính công chứng)
- 01 Bản sao căn cước công dân hoặc mã định danh cá nhân
- 01 Giấy chứng nhận sức khỏe do Trung tâm y tế/ bệnh viện/ phòng khám đa khoa cấp huyện trở lên cấp
- 05 Ảnh màu 3x4 (nền trắng, ghi họ tên và ngày tháng năm sinh ở mặt sau mỗi tấm hình)
- 02 Đơn xin miễn giảm học phí đối với: Học sinh tốt nghiệp THCS hoặc HSSV học các nghề Cắt gọt kim loại, Hàn (theo mẫu của trường)
- Giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có)
Lưu ý: Hồ sơ tuyển sinh được nhà trường lưu trữ theo quy định (không hoàn trả lại).
Nhà trường tạm thu học phí theo Nghị quyết số 165/NQ-CP ngày 20/12/2022 của Chính phủ về học phí đối với cơ sở giáo dục và đào tạo công lập năm học 2022 - 2023 (Mức thu học phí sẽ thay đổi khi có văn bản quy định mới).
Khi nộp hồ sơ nhập học, thí sinh nộp các khoản thu sau:
Tạm thu học phí học kỳ I năm học 2023-2024 (5 tháng)
- Trình độ cao đẳng: 940.000 đ/tháng,
(Riêng Kế toán doanh nghiệp: 780.000 đ/tháng)
- Đối với học sinh tốt nghiệp THPT học hệ Trung cấp: 820.000 đ/tháng, (Riêng Kế toán doanh nghiệp: 690.000 đ/tháng)
Tiền đồng phục: (02 áo sơ mi, 01 bộ đồng phục thể dục, thẻ HSSV)
Tiền bảo hiểm y tế (bắt buộc - Nhà nước đã hỗ trợ 30%)
- Đối với HSSV đã có thẻ BHYT đến 31/12/2022: đóng 12 tháng, từ 01/2024 đến 12/2024
- Đối với HSSV chưa tham gia BHYT: đóng 15 tháng, từ 10/2023 đến 12/2024
Tiền bảo hiểm tai nạn (1 năm, tự nguyện)
IV. THỜI GIAN NỘP HỒ SƠ VÀ NHẬP HỌC:
- Thời gian nộp hồ sơ: từ ngày ra thông báo đến hết ngày 31/8/2023.
+ Hệ cao đẳng: Nhập học ngày 14/9/2023.
Mọi thông tin, xin vui lòng liên hệ
Trường Cao đẳng Việt Nam - Hàn Quốc Bình Dương.
- Trụ sở chính (cơ sở 1): Số 6 Đường Đồng Cây Viết, P. Phú Mỹ, Tp. Thủ Dầu Một, Bình Dương
- Cơ sở 2: Số 100 Đường Hoàng Hoa Thám, P. Hiệp Thành, Tp. Thủ Dầu Một, Bình Dương
- Cơ sở 3: Đường Tố Hữu, khu phố 6, P. Uyên Hưng, Tx. Tân Uyên, Bình Dương
- Điện thoại: (0274) 3 872 127, Website: www.viethanbd.edu.vn
- Email: [email protected] www.facebook.com/caodangvietnamhanquoc
KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC CẦN ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP
NGÀNH/ NGHỀ: Y SỸ Y HỌC CỔ TRUYỀN
(Ban hành kèm theo Quyết định /QĐ-CĐYTHN ngày tháng năm 2019 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Y tế Hà Nội)
1. Giới thiệu chung về ngành nghề
Y học cổ truyền trình độ trung cấp là nghề đào tạo dựa trên nền tảng của triết học và những kiến thức y học đúc kết từ kinh nghiệm của nhiều thế hệ y gia phương đông, được các danh y trong nước lưu truyền và phát triển đến nay, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Y học cổ truyền chẩn bệnh bằng các phương pháp: vọng chẩn (quan sát bệnh nhân và hoàn cảnh), văn chẩn (lắng nghe âm thanh từ thể trạng và tâm sự của bệnh nhân), vấn chẩn (hỏi bệnh nhân và người nhà những điều liên quan), thiết chẩn (khám bằng tay và dụng cụ) để xác định bệnh trạng. Về điều trị, Y học cổ truyền sử dụng các phương thức: châm cứu; thuốc uống hoặc dùng ngoài da, và cả xoa bóp.
Phương pháp châm cứu dựa trên hệ thống kinh mạch được miêu tả chi tiết với hàng trăm huyệt trên cơ thể. Các huyệt và các đường kinh mạch có mối liên hệ với các tạng, phủ trong cơ thể, để điều trị các rối loạn ở tạng phủ nào, rối loại kiểu nào thì can thiệp vào các huyệt tương ứng và một số huyệt khác để hỗ trợ nếu cần thiết. Điều đặc biệt là hệ thống các huyệt, kinh mạch đó không thể dùng các phương pháp giải phẫu, sinh lý của Tây y để miêu tả được, tuy rằng trong thời đại ngày nay, châm cứu được sử dụng như một phương pháp gây vô cảm (gây tê) trong một số cuộc phẫu thuật (Đông Tây y kết hợp).
Thuốc Bắc là các vị thuốc được khai thác và bào chế theo sách của Trung Quốc truyền sang. Thuốc Nam là các vị thuốc do các thầy thuốc khám phá trên lãnh thổ Việt Nam. Các vị thầy thuốc nổi tiếng được xem là bậc tổ của nghề y Việt Nam là Lê Hữu Trác và Tuệ Tĩnh.
Các y sĩ hệ trung cấp ngành y học cổ truyền được cung cấp về kiến thức cơ bản y học cổ truyền nhằm hình thành khả năng sử dụng các phương pháp này để có thể thực hiện được các công việc thăm khám, chẩn đoán một số bệnh thông thường cho bệnh nhân và hỗ trợ, thực hiện y lệnh của bác sĩ y học cổ truyền trong công tác điều trị tại các bệnh viện y học cổ truyền, khoa y học cổ truyền của các bệnh viện đa khoa, các phòng khám, trạm xá, hội đông y, phòng chẩn trị y học cổ truyền tư nhân bằng phương pháp y học cổ truyền như thuốc Nam – Bắc, châm cứu, xoa bóp – bấm huyệt, dưỡng sinh. Ngoài ra còn tham gia công việc bào chế, kinh doanh dược liệu các cơ sở sản xuất, kinh doanh dược liệu và kinh doanh thuốc thành phẩm y học cổ truyền…
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.650 giờ (tương đương 60 tín chỉ).
Đối tượng: tốt nghiệp phổ thông trung học.
- Trình bày đúng cấu trúc giải phẫu, chức năng sinh lý của các cơ quan, bộ phận trên cơ thể người;
- Trình bày và giải thích được công dụng của các loại dược liệu thường dùng, một số bài thuốc y học cổ truyền;
- Trình bày được các phương pháp bào chế dược liệu y học cổ truyền;
- Mô tả đúng hệ thống kinh lạc, trình bày được vị trí và tác dụng của các huyệt thường dùng, giải thích các nguyên tắc chọn huyệt trong điều trị;
- Trình bày được kỹ thuật châm, điện châm, kỹ thuật cứu và các thủ thuật bổ tả;
- Mô tả được các động tác xoa bóp tác động lên da, cơ, xương khớp và huyệt;
- Trình bày được tác dụng, chỉ định, chống chỉ định của xoa bóp để áp dụng phù hợp trong điều trị và phòng bệnh;
- Trình bày được các bước thăm khám và phát hiện được các triệu chứng y học cổ truyền thường gặp trên lâm sàng;
- Trình bày được các nguyên tắc đạo đức liên quan đến chăm sóc sức khỏe và trách nhiệm pháp lý của nghề y.
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
- Giao tiếp được với bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, cộng đồng, các đồng nghiệp trong đội ngũ y tế;
- Sử dụng được các thuật ngữ chuyên môn của ngành y học cổ truyền trong giao tiếp với đồng nghiệp;
- Phát hiện và báo cáo kịp thời những trường hợp cấp cứu thường gặp tại nơi làm việc;
- Thực hiện được các quy trình kỹ thuật châm, điện châm, cứu, trong điều trị một số bệnh thông thường;
- Thực hiện được kỹ thuật bào chế cơ bản của các loại dược liệu thông thường;
- Thực hành thành thạo các động tác xoa bóp, bấm huyệt để phòng và điều trị bệnh;
- Truyền đạt được các thông tin, ý tưởng, giải pháp cho các đồng nghiệp;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.
4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm
- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề trong điều kiện làm việc thay đổi;
- Chịu trách nhiệm về kết quả công việc của bản thân trước nhóm và cấp trên;
- Chủ động hoàn thành các nhiệm vụ thường xuyên và nhiệm vụ đột xuất;
- Tuân thủ các quy định về y đức, các quy chế chuyên môn, các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực y học cổ truyền và các quy trình kỹ thuật của ngành y;
- Chủ động xin ý kiến cấp trên trong trường hợp vượt quá khả năng của mình;
- Thận trọng, tỉ mỉ, khoa học và đúng mực trong khi thực hiện nhiệm vụ.
5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp, người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Kinh doanh thuốc thành phẩm y học cổ truyền;
- Thực hành chuyên môn y học cổ truyền tại trạm y tế phường (xã).
6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối thiểu và năng lực người học đạt được sau khi tốt nghiệp ngành nghề y sỹ y học cổ truyền trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở trình độ cao hơn.
- Người học sau khi tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong phạm vi ngành nghề để nâng cao trình độ và học liên thông lên trình độ đại học trong cùng ngành nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.