Với mồi nhử thu nhập vài trăm ngàn một ngày khi hỗ trợ làm từ thiện trên mạng xã hội, nhiều người bị cho vào tròng.
Với mồi nhử thu nhập vài trăm ngàn một ngày khi hỗ trợ làm từ thiện trên mạng xã hội, nhiều người bị cho vào tròng.
Chị N.T.M do cả tin đã chuyển tiền cho các đối tượng lừa đảo. Số tiền được các đối tượng báo “đang bị treo trên mạng”. Biết mình đã bị lừa, chị M kịp thời tố cáo với cơ quan bảo vệ pháp luật và đang trong thời gian chờ giải quyết.
Tuy nhiên với mong muốn nhanh chóng lấy lại tiền, nạn nhân lại tiếp tục bị lừa từ những đối tượng mới mạo danh mình là luật sư, làm tại các Văn phòng Luật có thể giúp các nạn nhân lấy lại được tiền.
Người dân bị lừa muốn lấy lại tiền đã liên hệ dịch vụ tại các Trang mạng xã hội như thế này và sa bẫy.
Đây là 1 trong số nhiều nạn nhân thời gian gần đây bị các đối tượng lừa đảo lựa chọn làm “con mồi” cho chuỗi hành vi lừa đảo “mất nhân tính”. Sau khi người dân đã bị lừa lần 1, tiếp tục bị các đối tượng triệt để khai thác tâm lý muốn nhanh chóng lấy lại tài sản và lợi dụng không gian mạng đưa ra các thông tin dịch vụ thông báo là số tiền của các bạn đang “bị treo trên mạng” hoặc có khả năng liên kết với các ngân hàng, cơ quan bảo vệ pháp luật để cung cấp dịch vụ “lấy lại tiền”.
Các đối tượng này thường giới thiệu mình là luật sư, làm tại các Văn phòng Luật sư nhưng không có thật, đồng thời, các đối tượng này yêu cầu người dân phải chuyển phí dịch vụ trước.
Tuy nhiên, sau khi nạn nhân chuyển tiền, các đối tượng liên tiếp đưa ra các lý do khác nhau để yêu cầu nạn nhân tiếp tục chuyển tiền nữa. Sau khi biết mình lại bị lừa đảo, nhưng các nạn nhân cũng không làm được gì.
Thượng tá Lê Vinh Tùng, Phó Trưởng phòng Trọng án, Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an.
Thượng tá Lê Vinh Tùng, Phó Trưởng phòng Trọng án, Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an cho biết quá trình đấu tranh, xử lý hành vi phạm tội này gặp nhiều khó khăn, vì đây là đường dây lừa đảo có hệ thống, chỗ làm việc và các đối tượng chủ yếu nằm ở nước ngoài.
Nạn nhân và các đối tượng không quen biết nhau, không biết các đối tượng là ai, không có bất kỳ thông tin gì liên quan đến các đối tượng.
Đặc biệt, các tài khoản nhận tiền 100% là tài khoản ảo, chính chủ nhưng không phải người sử dụng (bán tài khoản) hoặc chúng làm tài khoản của những người bị mất Căn cước công dân…
Bên cạnh đó, các đối tượng đánh đúng tâm lý nạn nhân mới mất tiền có xu hướng muốn lấy lại tiền nên sau khi nhận được thông tin có xu hướng muốn chuyển tiền ngay cho đối tượng. Chúng mạo danh các Văn phòng luật sư có thật và công khai trên mạng, nên nhiều người dân tin tưởng, thậm chí đứng trước cửa Văn phòng luật sư chuyển tiền.
“Sau khi chuyển tiền thì trong vòng vài phút tiền của nạn nhân đã bị các đối tượng chuyển đến hàng trăm tài khoản khác cũng là tài khoản ảo… địa điểm cuối thường là các dịch vụ đổi tiền hoặc các cửa hàng kinh doanh vàng bạc nên khó khăn trong công tác đấu tranh và thu hồi tiền cho người dân” - Thượng tá Lê Vinh Tùng, Phó Trưởng phòng Trọng án, Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an thông tin thêm.
1. Thường xuyên đọc và nắm bắt các thông tin trên các trang mạng chính thống của các Cơ quan bảo vệ pháp luật và báo đài để kịp thời nhận biết các thủ đoạn phạm tội của các đối tượng.
2. Đề cao cảnh giác, cần kiểm tra, xác minh kỹ các thông tin trên các trang mạng xã hội và không chuyển tiền cho bất cứ ai, vì bất cứ lý do gì nếu chưa xác nhận chính xác người nhận tiền là ai, ở đâu.
3. Nếu đã bị lừa thì lập tức báo ngay cho cơ quan Công an gần nhất, tuyệt đối không nghe theo hướng dẫn của bất cứ đối tượng nào mạo danh có thể lấy lại tiền giúp nạn nhân mà phải chuyển phí trước.
Tuy nhiên, bên cạnh những trung tâm có uy tín, cũng có nhiều đối tượng lợi dụng các trang mạng xã hội để đăng tải các thông tin môi giới, giới thiệu việc làm với mục đích lừa đảo nhằm thu lợi bất chính.
Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, thông tin trong các tờ tuyển dụng được đăng trên các trang mạng xã hội nhìn chung đều hấp dẫn với người có nhu cầu tìm việc làm, nhất là đối với sinh viên mới ra trường.
Tuy nhiên, nhiều thông tin tuyển dụng không có địa chỉ cụ thể của trung tâm hoặc văn phòng môi giới, giới thiệu việc làm. Nội dung tuyển dụng khá dễ dàng, không cần kinh nghiệm, không cần thử việc đã đánh trúng tâm lý của các bạn trẻ đang nôn nóng tìm việc. Đối tượng lừa đảo thường núp bóng nhà tuyển dụng với những “ma trận” tinh vi nhằm chiếm đoạt tài sản.
Là một trong số những nạn nhân của các đối tượng lừa đảo, N.T.Q. là sinh viên năm thứ hai, Trường đại học Thương mại Hà Nội đã “dính” cú lừa đầu tiên khi kiếm việc làm thêm. Q. tìm trên Facebook thấy thông tin rao tuyển bán hàng theo ca tại một siêu thị với mức lương từ 4 triệu đồng đến 9 triệu đồng/tháng, cô liên lạc ngay với số điện thoại đăng trên trang và tìm đến địa chỉ để phỏng vấn.
“Họ đưa đơn điền thông tin và yêu cầu đóng phí “thế chân” tiền mua đồng phục và lệ phí mở thẻ ATM với khoản tiền 500.000 đồng, sau đó hứa sẽ gọi đi làm trong hai đến ba ngày tới. Nhưng chờ mãi vẫn không thấy trung tâm gọi điện”, cô kể lại. Sau khi gọi vào số điện thoại của người tuyển dụng thì máy không liên lạc được. Q. lên mạng tìm thêm thông tin mới phát hiện nhiều thông tin đăng tuyển tương tự đã hết hạn với rất nhiều số điện thoại liên lạc khác nhau.
Hay như trường hợp của N.T.T., vừa tốt nghiệp Trường đại học Thủy Lợi (Hà Nội). T. thường vào một số trang mạng tìm việc làm thêm. Thấy có thông báo tuyển dụng bán hàng quần áo với khung thời gian phù hợp, thu nhập lại khá hấp dẫn, tìm đến địa chỉ được đăng trên mạng, T được nhân viên tuyển dụng viết giấy hẹn, đồng thời phải nộp cọc 300.000 đồng để “giữ chỗ” nếu không phía cửa hàng sẽ tuyển dụng người khác.
Là người đang có nhu cầu tìm việc làm lại thấy chị nhân viên nhiệt tình, thân thiện cho nên T. đồng ý nộp tiền. Sau hơn một tuần chờ đợi không thấy phía cửa hàng liên lạc lại, T. tìm đến văn phòng hôm trước thì văn phòng đã giải tán.
Thời gian qua, nhiều vụ lừa đảo tìm việc làm đã bị các cơ quan chức năng phát hiện và xử lý, tuy nhiên tình trạng này vẫn đang có chiều hướng gia tăng. Vừa qua, Công an quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tạm giam Nguyễn Thị Bích Phượng về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” cũng với hình thức “xin việc”.
Theo tài liệu điều tra, Phượng quen anh T. (trú tại Bắc Từ Liêm, Hà Nội), tự nhận mình là giảng viên của một trường đại học tại Hà Nội cho nên có nhiều mối quan hệ có thể xin việc làm tại cơ quan Nhà nước, trường đại học. Tin tưởng lời hứa hẹn, anh T. đã chuyển 480 triệu đồng cho Phượng để nhờ xin việc cho ba người. Sau đó, Phượng đã chiếm đoạt số tiền nêu trên mà không xin được việc như cam kết.
Anh Nguyễn Đăng Khoa, Giám đốc một công ty giới thiệu việc làm ở quận Hà Đông, Hà Nội cho biết: Các đơn vị giới thiệu việc làm có uy tín đều có địa chỉ cụ thể và có cam kết rõ ràng với người có nhu cầu tìm việc làm. Trong khi đó, những nơi đăng tuyển dụng với mục đích lừa đảo thường không có địa chỉ và đưa ra những thông tin không rõ ràng.
Do vậy, để tránh bị lừa, người có nhu cầu tìm việc cần cảnh giác trước những thông tin từ mạng xã hội chưa được xác thực rõ ràng…; ngoài ra, cần trang bị các kỹ năng cần thiết để nhận biết được những hình thức giới thiệu việc làm có dấu hiệu lừa đảo. Khi đi làm cũng nên chọn những công việc có liên quan đến ngành học để tích lũy kinh nghiệm.
Theo một số chuyên gia, người có nhu cầu tìm việc làm ít kinh nghiệm giao dịch, mất cảnh giác cho nên dễ trở thành “con mồi” cho các đối tượng lừa đảo. Phần lớn các đối tượng ẩn danh đăng tải thông tin tuyển dụng lên mạng xã hội, kèm mức thu nhập hấp dẫn. Sau đó nhận hồ sơ, thực hiện phỏng vấn, ký hợp đồng làm việc rồi bán đồng phục, sản phẩm với giá cao.
Các đối tượng đều yêu cầu người lao động đặt cọc trước khi nhận việc hoặc thu tiền người lao động khi tham gia tuyển dụng với danh nghĩa “tiền hồ sơ”, “tiền bảo đảm không bỏ việc”, “phí tuyển dụng”… Sau khi nhận tiền, các đối tượng này đóng cửa “sàn” giới thiệu việc làm, xóa tin đăng tuyển dụng rồi bỏ trốn.
Vì vậy, người có nhu cầu tìm việc làm nên lưu ý khi muốn tìm công việc phù hợp thì truy cập vào các trang web tìm việc uy tín như: Trung tâm Dịch vụ việc làm các quận, huyện, Trung tâm Dịch vụ việc làm các tỉnh, thành phố. Đây là các tổ chức dịch vụ việc làm hoạt động hợp pháp theo quy định pháp luật do cơ quan quản lý nhà nước thành lập.
Người tìm việc, khi sử dụng mạng xã hội tìm việc làm trực tuyến không truy cập vào các liên kết lạ, không cung cấp những thông tin cá nhân như: Căn cước công dân, tài khoản ngân hàng, mã xác thực OTP trong giao dịch ngân hàng cho bất kỳ đối tượng nào. Đặc biệt, cần kiểm tra kỹ thông tin các đơn vị tuyển dụng, đến các trung tâm dịch vụ việc làm uy tín để được kết nối công việc phù hợp, tìm kiếm nhà tuyển dụng tin cậy.
“Theo khoản 2 Điều 17 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động không được yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động. Cá nhân vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 25 triệu đồng theo khoản 2 Điều 9 Nghị định 12/2022/NĐ-CP về hành vi buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động. Nếu người sử dụng lao động yêu cầu người lao động trả phí cho việc mở tài khoản để trả lương là trái quy định của pháp luật”.
(Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội)
Mong muốn của nhiều người hoặc sinh viên mới ra trường là tìm được việc làm phù hợp để ổn định cuộc sống và phụ giúp gia đình. Nắm được tâm lý này, nhiều trung tâm giới thiệu việc làm được thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường, nhất là dịch vụ tìm kiếm việc làm thông qua các trang mạng xã hội.
Mong muốn của nhiều người hoặc sinh viên mới ra trường là tìm được việc làm phù hợp để ổn định cuộc sống và phụ giúp gia đình. Nắm được tâm lý này, nhiều trung tâm giới thiệu việc làm được thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường, nhất là dịch vụ tìm kiếm việc làm thông qua các trang mạng xã hội.
Tuy nhiên, bên cạnh những trung tâm có uy tín, cũng có nhiều đối tượng lợi dụng các trang mạng xã hội để đăng tải các thông tin môi giới, giới thiệu việc làm với mục đích lừa đảo nhằm thu lợi bất chính.
Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, thông tin trong các tờ tuyển dụng được đăng trên các trang mạng xã hội nhìn chung đều hấp dẫn với người có nhu cầu tìm việc làm, nhất là đối với sinh viên mới ra trường.
Tuy nhiên, nhiều thông tin tuyển dụng không có địa chỉ cụ thể của trung tâm hoặc văn phòng môi giới, giới thiệu việc làm.
Nội dung tuyển dụng khá dễ dàng, không cần kinh nghiệm, không cần thử việc đã đánh trúng tâm lý của các bạn trẻ đang nôn nóng tìm việc. Đối tượng lừa đảo thường núp bóng nhà tuyển dụng với những “ma trận” tinh vi nhằm chiếm đoạt tài sản.
Là một trong số những nạn nhân của các đối tượng lừa đảo, N.T.Q. là sinh viên năm thứ hai, Trường đại học Thương mại Hà Nội đã “dính” cú lừa đầu tiên khi kiếm việc làm thêm.
Q. tìm trên Facebook thấy thông tin rao tuyển bán hàng theo ca tại một siêu thị với mức lương từ 4 triệu đồng đến 9 triệu đồng/tháng, cô liên lạc ngay với số điện thoại đăng trên trang và tìm đến địa chỉ để phỏng vấn.
“Họ đưa đơn điền thông tin và yêu cầu đóng phí “thế chân” tiền mua đồng phục và lệ phí mở thẻ ATM với khoản tiền 500.000 đồng, sau đó hứa sẽ gọi đi làm trong hai đến ba ngày tới.
Nhưng chờ mãi vẫn không thấy trung tâm gọi điện”, cô kể lại. Sau khi gọi vào số điện thoại của người tuyển dụng thì máy không liên lạc được.
Q. lên mạng tìm thêm thông tin mới phát hiện nhiều thông tin đăng tuyển tương tự đã hết hạn với rất nhiều số điện thoại liên lạc khác nhau.
Hay như trường hợp của N.T.T., vừa tốt nghiệp Trường đại học Thủy Lợi (Hà Nội). T. thường vào một số trang mạng tìm việc làm thêm.
Thấy có thông báo tuyển dụng bán hàng quần áo với khung thời gian phù hợp, thu nhập lại khá hấp dẫn, tìm đến địa chỉ được đăng trên mạng, T được nhân viên tuyển dụng viết giấy hẹn, đồng thời phải nộp cọc 300.000 đồng để “giữ chỗ” nếu không phía cửa hàng sẽ tuyển dụng người khác.
Là người đang có nhu cầu tìm việc làm lại thấy chị nhân viên nhiệt tình, thân thiện cho nên T. đồng ý nộp tiền. Sau hơn một tuần chờ đợi không thấy phía cửa hàng liên lạc lại, T. tìm đến văn phòng hôm trước thì văn phòng đã giải tán.
Thời gian qua, nhiều vụ lừa đảo tìm việc làm đã bị các cơ quan chức năng phát hiện và xử lý, tuy nhiên tình trạng này vẫn đang có chiều hướng gia tăng.
Vừa qua, Công an quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tạm giam Nguyễn Thị Bích Phượng về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” cũng với hình thức “xin việc”.
Theo tài liệu điều tra, Phượng quen anh T. (trú tại Bắc Từ Liêm, Hà Nội), tự nhận mình là giảng viên của một trường đại học tại Hà Nội cho nên có nhiều mối quan hệ có thể xin việc làm tại cơ quan Nhà nước, trường đại học.
Tin tưởng lời hứa hẹn, anh T. đã chuyển 480 triệu đồng cho Phượng để nhờ xin việc cho ba người. Sau đó, Phượng đã chiếm đoạt số tiền nêu trên mà không xin được việc như cam kết.
Anh Nguyễn Đăng Khoa, Giám đốc một công ty giới thiệu việc làm ở quận Hà Đông, Hà Nội cho biết: Các đơn vị giới thiệu việc làm có uy tín đều có địa chỉ cụ thể và có cam kết rõ ràng với người có nhu cầu tìm việc làm.
Trong khi đó, những nơi đăng tuyển dụng với mục đích lừa đảo thường không có địa chỉ và đưa ra những thông tin không rõ ràng.
Do vậy, để tránh bị lừa, người có nhu cầu tìm việc cần cảnh giác trước những thông tin từ mạng xã hội chưa được xác thực rõ ràng…; ngoài ra, cần trang bị các kỹ năng cần thiết để nhận biết được những hình thức giới thiệu việc làm có dấu hiệu lừa đảo. Khi đi làm cũng nên chọn những công việc có liên quan đến ngành học để tích lũy kinh nghiệm.
Theo một số chuyên gia, người có nhu cầu tìm việc làm ít kinh nghiệm giao dịch, mất cảnh giác cho nên dễ trở thành “con mồi” cho các đối tượng lừa đảo.
Phần lớn các đối tượng ẩn danh đăng tải thông tin tuyển dụng lên mạng xã hội, kèm mức thu nhập hấp dẫn. Sau đó nhận hồ sơ, thực hiện phỏng vấn, ký hợp đồng làm việc rồi bán đồng phục, sản phẩm với giá cao.
Các đối tượng đều yêu cầu người lao động đặt cọc trước khi nhận việc hoặc thu tiền người lao động khi tham gia tuyển dụng với danh nghĩa “tiền hồ sơ”, “tiền bảo đảm không bỏ việc”, “phí tuyển dụng”…
Sau khi nhận tiền, các đối tượng này đóng cửa “sàn” giới thiệu việc làm, xóa tin đăng tuyển dụng rồi bỏ trốn.
Vì vậy, người có nhu cầu tìm việc làm nên lưu ý khi muốn tìm công việc phù hợp thì truy cập vào các trang web tìm việc uy tín như: Trung tâm Dịch vụ việc làm các quận, huyện, Trung tâm Dịch vụ việc làm các tỉnh, thành phố.
Đây là các tổ chức dịch vụ việc làm hoạt động hợp pháp theo quy định pháp luật do cơ quan quản lý nhà nước thành lập.
Người tìm việc, khi sử dụng mạng xã hội tìm việc làm trực tuyến không truy cập vào các liên kết lạ, không cung cấp những thông tin cá nhân như: Căn cước công dân, tài khoản ngân hàng, mã xác thực OTP trong giao dịch ngân hàng cho bất kỳ đối tượng nào.
Đặc biệt, cần kiểm tra kỹ thông tin các đơn vị tuyển dụng, đến các trung tâm dịch vụ việc làm uy tín để được kết nối công việc phù hợp, tìm kiếm nhà tuyển dụng tin cậy.
“Theo khoản 2 Điều 17 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động không được yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động. Cá nhân vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 25 triệu đồng theo khoản 2 Điều 9 Nghị định 12/2022/NĐ-CP về hành vi buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động. Nếu người sử dụng lao động yêu cầu người lao động trả phí cho việc mở tài khoản để trả lương là trái quy định của pháp luật”.
Luật sư BÙI ĐÌNH BẢN (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội)
Theo MINH NGHĨA/Báo điện tử Nhân dân