Cám ơn bạn! Nhân viên tư vấn sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể.
Cám ơn bạn! Nhân viên tư vấn sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể.
• Nhóm Kỹ năng trong quan hệ với con người. • Nhóm Kỹ năng thuộc về sự tự chủ trong công việc và những hành vi tích cực trong nghề nghiệp.
“Kỹ năng mềm đề cập đến một con người có biểu hiện của EQ (Emotion Intelligence Quotion), đó là những đặc điểm về tính cách, khả năng giao tiếp, ngôn ngữ, thói quen cá nhân, sự thân thiện, sự lạc quan trong mối quan hệ với người khác và trong công việc” [4].
Kỹ năng mềm là thuộc tính của cá nhân tăng cường khả năng tương tác của cá nhân trong thực tế, góp phần nâng cao hiệu suất của công việc và triển vọng nghề nghiệp. Kỹ năng mềm liên quan đến khả năng tương tác với người khác mà cụ thể là khách hàng nội bộ hay khách hàng bên ngoài để đạt được hiệu quả làm việc mà cụ thể là vượt chỉ tiêu được giao để góp phần thành công của tổ chức.
• Nhóm Kỹ năng tương tác với con người (Cá nhân với cá nhân; cá nhân với tổ chức). • Nhóm Kỹ năng hỗ trợ cho qua trình làm việc của cá nhân tại một thời điểm, địa bàn và vị trí cụ thể trong nhóm, tổ chức.
• Tính tương tác với người khác (Khách hàng & Đồng nghiệp). • Tính chuyên nghiệp và làm việc có đạo đức. • Tư duy phê phán và khả năng giải quyết vấn đề [7]. Trong những loại Kỹ năng trên, sẽ có những kỹ năng cụ thể tương ứng với một số nghề nghiệp theo đúng yêu cầu đặc trưng của Kỹ năng mềm.
• Kỹ năng học và tự học (Learning to learn). • Kỹ năng lắng nghe (Listening skills). • Kỹ năng thuyết trình (Oral communication skills). • Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills). • Kỹ năng tư duy sáng tạo (Creative thinking skills). • Kỹ năng quản lí bản thân và tinh thần tự tôn (Self-esteem skills). • Kỹ năng xác lập mục tiêu/tạo động lực làm việc (Golf setting/Motivation skills). • Kỹ năng phát triển cá nhân và sự nghiệp (Personal and career development skills). • Kỹ năng giao tiếp và tạo lập mối quan hệ (Interpersonal skills). • Kỹ năng làm việc nhóm (Teamwork skills). • Kỹ năng thương lượng (Negotiation skills). • Kỹ năng tổ chức công việc hiệu quả (Organization effectiveness skills). • Kỹ năng lãnh đạo (Leadership skills) [8].
• Kỹ năng giao tiếp (Communication skills). • Kỹ năng làm việc đồng đội (Teamwork skills). • Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills). • Kỹ năng sáng tạo và mạo hiểm (Initiavive and enterprise skills). • Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc (Planning and organising skills). • Kỹ năng quản lí bản thân (Self-managerment skills). • Kỹ năng học tập (Learning skills). • Kỹ năng về công nghệ (Technology skills).
• Kỹ năng giao tiếp (Communication skills). • Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills). • Kỹ năng tư duy và hành vi tích cực (Positive attidudes and behaviours skills). • Kỹ năng thích ứng (Adaptability skills). • Kỹ năng làm việc với con người (Working with others skills). • Kỹ năng nghiên cứu khoa học, công nghệ và toán (Science, technology and mathematics skills) [9].
Ngoài ra, Kỹ năng quản lý cảm xúc cũng là một trong những kỹ năng quan trọng trong những môi trường làm việc nhiều căng thẳng và áp lực công việc cực lớn.
Nhìn chung, trên đây là các hướng phân loại kỹ năng mềm theo một số lượng nhất định có thể gia giảm theo từng nghề nghiệp và công việc khác nhau, nhưng rõ ràng, trong những kỹ năng đã nêu có những kỹ năng trở thành kỹ năng nghề nghiệp của một số ngành nghề nhất định.
Cùng tìm hiểu Mối quan hệ giữa Kỹ năng sống và Kỹ năng mềm – Kỹ năng sống và Kỹ năng mềm là hai thuật ngữ đều được quan tâm khá nhiều trong giáo dục nói riêng và xã hội nói chung. Thực trạng hiện nay cho thấy, khi đề cập đến một vấn đề mà cá nhân không thích ứng hay giải quyết trong cuộc sống thì được đánh giá theo khía cạnh “thiếu Kỹ năng sống”. Mặt khác, khi cá nhân không xin được việc làm, gặp thất bại trong công việc thì xã hội thường gán là “thiếu Kỹ năng mềm”.
Tài liệu tham khảo 1. Barell, J., Career oppotunities News, Fuguson publishing Company, 2002. 2. Forland, Jeremy, Managing Teams and Technology, UC Davis, Graduate School of Management, 2006. 3. Nancy J. Pattrick, Social skills for teenagers and adults with esperger syndrome, Jessica Kingsley Publisher, 2008. 4. Michal Pollick, Soft skills for Bussiness man, Boston, American, 2008. 5. Giusoppe Giusti, Soft skills for Lawyer, Chelsea Publisher, 2008. 6. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa, Giáo dục giá trị và kỹ năng sống cho học sinh phổ thông, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010. 7. Goeran Nieragden, The Soft skills of Business English, ELT newsletter, Macmillan Publishing Company, 2000. 8. Lesley Kydd, Megan Crawford, Colin Riches, Profressional development for educational managerment, Buckingham University, 2008. 9. Jay Edward Adam, Solving mariage problems : Biblical solution for Chritian counselors, Canada, 2009.
Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.
Sự khác biệt giữa kỹ năng cứng và kỹ năng mềm là gì? Ngày nay, chúng ta được đọc nhiều bí kíp về kỹ năng mềm, thậm chí, một bộ phận người đi làm chủ trương "mồm miệng đỡ chân tay". Có thật là kỹ năng mềm có thể "đỡ" được nhiều thiếu sót của kỹ năng cứng hay không? Thử nhìn từ góc độ của nhà tuyển dụng để biết được đánh giá của họ nhé.
Điểm khác biệt giữa kỹ năng cứng và kỹ năng mềm: - Kỹ năng cứng: kiến thức và khả năng nghiệp vụ mà nhân viên cần để thực hiện công việc một cách hiệu quả. - Kỹ năng mềm: những phẩm chất cá nhân giúp nhân viên thực sự phát triển tại nơi làm việc.
Kỹ năng cứng giúp xác định ứng viên giỏi trên giấy tờ, trong khi kỹ năng mềm cho thấy ứng viên nào có thể xử lý tốt trong đời sống thực tế. Điều này có nghĩa là bạn cần kết hợp nhuần nhuyễn giữa kỹ năng cứng và mềm để có thể thành công trong vị trí của mình. Ví dụ: Bạn là một kỹ sư phần mềm. Bạn cần kỹ năng cứng là kiến thức về các ngôn ngữ lập trình (ví dụ: Java), cấu trúc dữ liệu, sửa lỗi phần mềm... Còn kỹ năng mềm hữu ích là: tinh thần hợp tác, thái độ giải quyết vấn đề, suy luận logic và khả năng quản lý thời gian.
Một số khác biệt chi tiết hơn giữa kỹ năng cứng và kỹ năng mềm: Định nghĩa kỹ năng cứng và kỹ năng mềm
- Kỹ năng cứng hay còn gọi là kỹ năng kỹ thuật: là đặc thù của công việc, phù hợp với từng vị trí và cấp độ thâm niên. Nói cách khác, mỗi vị trí trong mỗi công ty sẽ yêu cầu một danh sách kỹ năng cứng riêng. Ví dụ: kế toán viên cần biết cách đối chiếu các bảng sao kê ngân hàng, trong khi kiến thức đó là không cần thiết đối với một lập trình viên. Đồng thời, việc đối chiếu là quan trọng đối với các kế toán viên cho dù họ ở cấp độ nhân sự nào, nhưng hoạch định ngân sách kinh doanh là một kỹ năng thường không bắt buộc đối với một kế toán cấp thấp.
- Kỹ năng mềm: là những đặc điểm chung, liên quan đến tính cách. Có một số kỹ năng mềm mà nhà quản lý mong muốn tất cả nhân viên đều có, bất kể vị trí hoặc chuyên môn. Trong khi một số kỹ năng mềm khác có ý nghĩa trong một số công việc nhất định và ít quan trọng hơn ở những công việc khác. Ví dụ: Các sếp đều mong muốn nhân viên có tinh thần hợp tác tốt, giao tiếp tốt với những thành viên khác trong nhóm. Nhưng kỹ năng kết nối và xây dựng mối quan hệ thì được ưu tiên ở những nhân viên bán hàng và tiếp thị hơn là các kỹ thuật viên. Tương tự, khả năng lãnh đạo là cần thiết đối với các cấp quản lý bất kể họ thuộc bộ phận nào.
Đánh giá kỹ năng cứng và kỹ năng mềm
Đánh giá kỹ năng cứng và kỹ năng mềm Các kỹ năng cứng có thể được nhà tuyển dụng đánh giá trước thông qua CV, portfolio, các bài kiểm tra đầu vào và các câu hỏi phỏng vấn. Kỹ năng mềm được họ đánh giá bằng cách đặt các câu hỏi phỏng vấn tình huống, bài kiểm tra kỹ năng mềm hoặc bài trắc nghiệm tính cách (thường được thông báo trước quá trình tuyển dụng).
Đo lường kỹ năng cứng và kỹ năng mềm Kỹ năng cứng có thể đo lường được và có thể được mô tả bằng các con số, các gạch đầu dòng hoặc bảng đánh giá Có / Không. Trong khi đó, các kỹ năng mềm thường vô hình, khó định lượng và thường được mô tả bằng các thang đo định tính. Ví dụ: Một nhân viên bán hàng có thể là: - Một người sử dụng xuất sắc phần mềm thanh toán, quản lý kho.. - Một người giao tiếp tốt, có thể giải thích rõ ràng các lợi ích của sản phẩm cho khách hàng tiềm năng.
Phát triển kỹ năng cứng và kỹ năng mềm Chúng ta có thể phát triển các kỹ năng cứng thông qua giáo dục và thực hành tại chỗ, trong khi kỹ năng mềm thì cần được rèn luyện qua kinh nghiệm sống xuyên suốt cuộc đời. Ví dụ: Các nhân viên tiếp thị có thể học các kỹ thuật và công cụ tiếp thị bằng cách tham gia một khóa học, và phát triển kỹ năng hợp tác của mình bằng cách tham gia vào một đội bóng đá.