Trước khi xuất hiện thương cảng faifo sầm xuất tại Hội An, thì nơi đây đã có 15 thế kỷ văn hóa Chăm Pa phát triển rực rỡ. Các dấu tích Chăm pa còn lại đến ngày nay có thể kể đến : Những giếng cổ vẫn được sử dụng, các tòa tháp Chăm … Nhưng nơi tập trung dấu ấn Chăm pa nhiều nhất chính là Thánh địa mỹ sơn. Nơi đây được xây dựng và phát triển trong suốt 9 thế kỷ để thờ cúng thần Linga và Shiva. Vì vậy, thánh địa mỹ sơn có ý nghĩa quan trọng để tìm hiểu về văn hóa, tín ngưỡng và kiến trúc Chăm pa. Thánh địa mỹ sơn ở đâu.
Trước khi xuất hiện thương cảng faifo sầm xuất tại Hội An, thì nơi đây đã có 15 thế kỷ văn hóa Chăm Pa phát triển rực rỡ. Các dấu tích Chăm pa còn lại đến ngày nay có thể kể đến : Những giếng cổ vẫn được sử dụng, các tòa tháp Chăm … Nhưng nơi tập trung dấu ấn Chăm pa nhiều nhất chính là Thánh địa mỹ sơn. Nơi đây được xây dựng và phát triển trong suốt 9 thế kỷ để thờ cúng thần Linga và Shiva. Vì vậy, thánh địa mỹ sơn có ý nghĩa quan trọng để tìm hiểu về văn hóa, tín ngưỡng và kiến trúc Chăm pa. Thánh địa mỹ sơn ở đâu.
Có rất nhiều điểm để du khách lựa chọn xem cầu rồng phun lửa với nhiều góc độ khác nhau : Xem từ trên cao, xem đều toàn cảnh, xem phần đầu rồng phun lửa, trên cầu ngay dưới vị trí phun lửa. Bạn muốn xem góc độ nào? Hãy lựa chọn các vị trí dưới đây nhé.
Sinh Mệnh mở đầu với tiếng khóc chào đời trong trẻo, thánh thót vang lên. Đây được xem là âm thanh diệu kỳ báo hiệu sự xuất hiện của một sinh mệnh mới. Tiếng khóc ấy không chỉ là niềm vui của một gia đình, mà còn là niềm hân hoan của cả một vùng đất, tượng trưng cho sự khởi đầu mới mẻ, cho sự khai sinh của một Hội An rực rỡ, tráng lệ.
Xem thêm: Ký Ức Hội An lọt top 10 chương trình biểu diễn Việt Nam đáng xem nhất
Màn Sinh Mệnh còn gây ấn tượng với hình ảnh cô gái ngồi dệt vải bên khung cửi kẽo cà kẽo kẹt. Qua hình ảnh khung cửi - một biểu tượng của nền văn minh nhân loại, đạo diễn của Ký ức Hội An muốn gửi gắm thông điệp về niềm tự hào khi nhìn lại lịch sử giao thương quốc tế 400 năm của vùng đất cổ kính này.
Với những hình ảnh đầy ẩn dụ, cùng âm nhạc và ánh sáng hòa quyện, Sinh Mệnh hứa hẹn sẽ dẫn dắt khán giả vào một hành trình khám phá thuở khai hoang lập ấp của Hội An cùng những cung bậc cảm xúc mãnh liệt.
Màn 1: Sinh Mệnh - Khơi nguồn sức sống mãnh liệt
Màn 3 của vở diễn Sinh Mệnh đưa ta đến với "Đèn và Biển" - bức tranh sinh động về cuộc sống của người dân Hội An thế kỷ XVI - XVII. Đây là thời kỳ mà những con người dũng cảm chinh phục đại dương, biến biển cả thành nguồn sống và niềm tự hào.
Xem thêm: Những nét đặc trưng của Hội An gây thương nhớ du khách
Câu chuyện chính của màn 3 xoay quanh một mối tình da diết giữa chàng trai vì đất nước mà lênh đênh trên sóng nước và người con gái vì lòng chung thuỷ son sắt mà một lòng chờ đợi nơi đất liền. Nỗi nhớ thương da diết khiến nàng hằng đêm thả đèn hoa đăng trên sông Hoài, cầu mong người thương bình an trở về. Những ngọn đèn lung linh như những vì sao lấp lánh, soi sáng con đường trở về cho chàng trai, là biểu tượng cho tình yêu thủy chung, son sắt.
Buổi diễn không chỉ tái hiện khung cảnh biển khơi bao la, hùng vĩ mà còn khắc họa những đức tính quý báu của người Việt: sự kiên cường, ý chí chinh phục thiên nhiên, và hơn hết là tình yêu thương nồng nàn, thủy chung. Màn 3 như một lát cắt về cuộc sống của người dân Hội An cũng như người Việt vào thế kỷ XVI - XVII, với những cung bậc cảm xúc mãnh liệt và những giá trị văn hóa sâu sắc.
Màn 3: Đèn & Biển - câu chuyện tình yêu son sắt
Màn 2 đưa ta đến với đám cưới lịch sử giữa quốc vương Chăm Pa Chế Mân và Huyền Trân công chúa - người vì giang sơn xã tắc mà đánh đổi thanh xuân. Hình ảnh Huyền Trân công chúa ngàn dặm ra đi, lấy một thân mình mà đổi lấy hòa bình cho muôn dân khiến ta xúc động nghẹn ngào. Nàng là biểu tượng cho lòng yêu nước nồng nàn, cho tinh thần hy sinh cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Giữa bối cảnh non sông đang chìm trong binh lửa, Huyền Trân công chúa đã gánh vác trọng trách nặng nề, hy sinh hạnh phúc cá nhân để đổi lấy Châu Ô, Châu Lý cho Đại Việt, mang lại hòa bình cho muôn dân. Có thể nói, Nàng không cầm gươm, không khoác giáp trụ, nhưng bằng sự thông minh, sắc sảo và lòng yêu nước mãnh liệt, nàng đã trở thành một nữ anh hùng, một vị "nữ tướng không binh đao" của dân tộc.
Màn 2 không chỉ là một màn trình diễn nghệ thuật mãn nhãn, mà còn là lời ca ngợi đầy cảm xúc về những giá trị cao đẹp của con người, về tình yêu nước và tinh thần hy sinh vì non sông. Màn diễn Đám Cưới còn giúp người xem hiểu rõ hơn về cuộc đời của công chúa Huyền Trân - biểu tượng cho lòng yêu nước và tinh thần hy sinh cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam.
Xem thêm: Tại sao Ký ức Hội An được đánh giá là show diễn đẹp nhất thế giới?
Màn 2: Đám Cưới - Nét đẹp văn hóa trong lễ nghi truyền thống
Từ góc nhìn cao, bạn sẽ được chiêm ngưỡng toàn cảnh màn biểu diễn ấn tượng và nghệ thuật của cầu rồng, khi ánh sáng, màu sắc và lửa kết hợp tạo nên một màn diễn huyền bí mà mãn nhãn. Xem Cầu Rồng phun lửa từ trên cao không chỉ mang lại cảm giác phấn khích và thú vị, mà còn giúp bạn có cái nhìn toàn cảnh, độc đáo, cực chill. Các vị trí trên cao này là tầng thượng của một số khách sạn và nhà hàng nằm trên đường Bạch Đằng, Trần Hưng Đạo, Võ Văn Kiệt, cho phép du khách tận hưởng toàn cảnh cảnh quan độc đáo của màn biểu diễn. Một số điểm bạn có thể tham khảo : Top Bar của khách sạn Vanda, Cà phê sân thượng của khách sạn Green Plaza, Top Bar của khách sạn À La Carte, Sky Bar của khách sạn Diamond Sea, Top Bar của Khách sạn Brilliant.
Màn 4 của chương trình Ký Ức Hội An đưa ta đến với Hội An thế kỷ XVI - XVII - thời kỳ vàng son của mảnh đất cổ kính này. Đây là bức tranh rực rỡ về một Hội An phồn thịnh, tràn đầy sức sống, nơi thương nhân, thuyền bè từ khắp nơi trên thế giới tụ hội, buôn bán trao đổi hàng hóa, thổ sản, đồ thủ công mỹ nghệ.
Hội An lúc này như một viên ngọc quý lấp lánh giữa muôn trùng sóng nước. Những con phố tấp nập, sôi động, hai bên san sát những dãy nhà cổ kính, mái ngói cong cong rêu phong, mang đậm dấu ấn thời gian. Tiếng rao hàng, tiếng chào mời vang vọng khắp nơi, hòa quyện với tiếng bước chân hối hả của người dân bản địa và du khách thập phương.
Trên bến cảng sầm uất, những con thuyền to lớn neo đậu san sát nhau, chở đầy hàng hóa từ khắp nơi trên thế giới. Thương nhân từ các nước như Nhật Bản, Trung Quốc, Bồ Đào Nha,... tụ hội về đây, trao đổi buôn bán, mang theo những nét văn hóa độc đáo của riêng họ. Nhờ vậy, Hội An trở thành trung tâm giao thương sầm uất bậc nhất khu vực Đông Nam Á, là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa khác nhau.
Màn diễn "Hội Nhập" tại Ký ức Hội An - show diễn đẹp nhất thế giới - đã tái hiện một cách sinh động và đầy màu sắc bức tranh phồn hoa đô hội của Hội An thời kỳ này. Thông qua những trang phục lộng lẫy, cầu kỳ, những đạo cụ tinh xảo, cùng âm nhạc và ánh sáng được phối hợp nhịp nhàng, màn diễn đã đưa khán giả đến với không gian Hội An xưa, nơi những con người từ khắp nơi trên thế giới hòa quyện, giao thoa, tạo nên một bức tranh văn hóa đa sắc màu.
Màn 4: Hội Nhập - Giao thoa văn hóa và tinh thần cởi mở
Xem thêm: Kinh nghiệm khi đi xem show ký ức hội an du khách cần nhớ