Phim Truyện Điện Ảnh Cách Mạng Việt Nam Đầu Tiên

Phim Truyện Điện Ảnh Cách Mạng Việt Nam Đầu Tiên

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Phim chuyển thể từ truyện tranh mạng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Giải Cánh diều cho đạo diễn điện ảnh xuất sắc là hạng mục trong hệ thống Giải Cánh diều, giải thưởng điện ảnh hàng năm của Hội Điện ảnh Việt Nam.

Tóm tắt: Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn có quan tâm đặc biệt đến giáo dục, đào tạo, rèn luyện, phát triển con người Việt Nam toàn diện, đảm bảo vừa “hồng” vừa “chuyên”. Trong mối quan hệ giữa “hồng” và “chuyên” hay giữa “đức” với “tài”, Người luôn coi đức là “gốc” với những chuẩn mực đạo đức cụ thể, ở đó “Cần”, “Kiệm”, “Liêm”, “Chính” cùng với “chí công vô tư” là những phẩm chất đạo đức cơ bản, cốt yếu, cần thiết của người cán bộ, đảng viên.  Bài viết dưới đây luận giải về mối quan hệ giữa “Liêm” với “Chính” và giữa “Liêm”, “Chính” với các phẩm chất đạo đức khác, qua đó nâng cao nhận thức, định hướng công tác bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cho cán bộ, đảng viên của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay. Từ khóa: mối quan hệ, “Liêm’, “Chính”, đạo đức, Hồ Chí Minh.

Nối tiếp những thành công của K-Pop và K-Drama, webtoon (truyện tranh mạng) được dự đoán sẽ trở thành nhân tố mới giúp thúc đẩy làn sóng văn hóa Hàn Quốc trên toàn thế giới.

Phim Dasepo Naughty Girls chuyển thể từ truyện tranh cùng tên

Ngày càng có thêm nhiều bộ phim cũng như nhiều diễn viên Hàn tham gia vào các dự án chuyển thể từ truyện tranh sang phim. Mới đây, thông tin hai nam diễn viên nổi tiếng là Lee Min Ho và Ahn Hyo Seop được mời đóng vai nam chính trong bộ phim được chuyển thể từ truyện tranh tiếp tục minh chứng cho việc bùng nổ phim Hàn được làm từ webtoon (truyện tranh mạng).

Sau thành công của K-Pop và các bộ phim truyền hình Hàn Quốc như Squid Game, các quỹ đầu tư dự đoán rằng webtoon (truyện tranh kỹ thuật số) sẽ là hiện tượng văn hóa Hàn Quốc tiếp theo gây bão trên toàn thế giới.

Có từ trước đó nhưng năm 2014 được xem là thời điểm bùng nổ của thể loại webtoon. Trào lưu này bắt nguồn từ Hàn Quốc và tới 2014 đã phát triển nở rộ. Với hàng loạt bộ truyện tranh được đăng tải lên mạng ở Hàn Quốc thu hút lượng đọc khổng lồ với các câu chuyện độc, lạ được kết hợp giữa từ ngữ và tranh. Nắm bắt được xu thế đó, các nhà làm phim đã tìm chọn những bộ truyện tranh hấp dẫn và chuyển thể thành phim.

Hai trong số những bộ phim chuyển thể đầu tiên từ truyện tranh nổi tiếng được sản xuất vào đầu năm 2006. Đó là phim hài lãng mạn Dasepo Naughty Girls (Gái hư trường Dasepo) và phim kinh dị Apt (Chung cư ma). Từ đó đến nay, đã có hơn 100 truyện tranh được chuyển thể thành phim truyền hình, điện ảnh và hoạt hình.

Thậm chí, bộ truyện tranh ăn khách Love Alarm không chỉ được làm lại thành phim của Netflix với tên Love Alarm (Cảnh báo tình yêu) mà tiếp tục được chuyển thể thành chương trình hẹn hò thực tế với tên gọi “Love Alarm: Clap! Clap! Clap!” (Chuông báo tình yêu).

Phim My ID is Gangnam Beauty (Người đẹp Gangnam)

Việc nở rộ những bộ phim được làm theo truyện tranh đã dẫn tới cuộc chiến giành giật các câu chuyện hấp dẫn của truyện tranh trên mạng. Cuộc chiến giành quyền để chuyển thể giữa các nhà sản xuất phim truyền hình và điện ảnh với các Webtoon không chỉ vì độ hấp dẫn mà còn thể hiện sự nắm bắt nhanh nhậy các trào lưu. Độ nóng còn tăng lên khi nhu cầu mua bản quyền webtoon Hàn mở rộng ra thị trường quốc tế, gồm Nhật Bản, Trung Quốc, Đông Nam Á và cả Mỹ.

Công ty GVA Asset Management, một công ty quản lý tài sản ở Hàn Quốc, tin rằng Mỹ và châu Âu sẽ sớm chú ý đến ngành công nghiệp webtoon của Hàn Quốc. Ông Park Ji Hong, CEO của GVA Asset Management, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg rằng, mặc dù không có nhiều công ty đại chúng chú ý đến ngành công nghiệp webtoon nhưng ở thời điểm hiện tại vẫn còn rất nhiều cơ hội tuyệt vời để phát triển lĩnh vực truyện tranh số, bởi họ chỉ cần tập trung vào những công ty cổ phần chưa niêm yết với mức định giá hấp dẫn.

Ngoài ra, nhu cầu về âm nhạc, phim điện ảnh và phim truyền hình Hàn Quốc trên nền tảng Netflix cũng tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây đã tạo ra các chủ đề đầu tư hấp dẫn.

Ông Park Ji Hong cũng đã nhìn thấy những triển vọng phát triển tương tự ở lĩnh vực webtoon khi công ty sản xuất truyện tranh số Kenaz trở thành “đầu tàu” của ngành công nghiệp webtoon cũng giống như việc K-Pop trở nên phổ biến trên toàn cầu dưới sự dẫn dắt của hai ông lớn trong ngành giải trí Hàn Quốc là SM Entertainment và HYPE. Thực tế, phần lớn số cổ phiếu được đổ vào webtoon đến từ những công ty lớn của Hàn Quốc như Công ty công nghệ Naver và nền tảng webtoon thuộc Công ty Kakao. Và không chỉ tại Hàn Quốc, webtoon cũng thu hút được sự quan tâm lớn đến từ các nhà đầu tư nước ngoài.

Theo một báo cáo mới đây của tờ nhật báo kinh tế Maeil, quỹ đầu tư công của Saudi Arabia (PIF) và Quỹ đầu tư quốc gia (GIC PTE) của Singapore đang trong giai đoạn đàm phán để đầu tư vào Kakao và sẽ cho ra mắt các dự án vào năm tới. Ngoài ra, GIC cũng đầu tư vào Công ty sản xuất truyện tranh Ridi trong năm 2022.

Phim Love Alarm chuyển thể từ truyện tranh cùng tên

Theo Cơ quan Nội dung sáng tạo Hàn Quốc (KOCCA) năm 2021, doanh thu từ webtoon tại nước này năm 2017 chỉ dừng ở mức dưới 300 triệu USD (7,1 nghìn tỉ đồng) nhưng tăng lên nhanh chóng và đạt mức khoảng 800 triệu USD (19,1 nghìn tỉ đồng) vào năm 2020.

Tiffany Tam - một chuyên viên phân tích tại Bloomberg Intelligence cho rằng webtoon đang ngày càng nhận được nhiều sự chú ý từ mọi người, đặc biệt là giới trẻ và giới truyền thông.

Bên cạnh đó, những bộ phim truyền hình hoặc phim điện ảnh được chuyển thể từ webtoon trên nền tảng Netflix ngày càng trở nên phổ biến và phần nào giúp mở rộng làn sóng Hallyu rộng rãi hơn nữa trên phạm vi toàn cầu.

Bộ phim Hàn sản xuất năm 2018 làm từ webtoon My ID is Gangnam Beauty (Người đẹp Gangnam) được Thái Lan chuyển thể thành phim truyền hình, dự kiến phát sóng vào đầu năm 2024. Webtoon này đã được xuất bản bằng tám ngôn ngữ khác nhau, bao gồm cả tiếng Thái, và đã thu về hơn 1,4 tỉ lượt xem.

Money Game (Trò chơi kim tiền) đã được chuyển thể thành một chương trình thực tế ở Mỹ vào năm ngoái và Moon Yoo đã được chuyển thể thành bộ phim Trung Quốc Moon Man (Độc hành mặt trăng), bán được hơn 70 triệu vé.

Doona! đã được chuyển thể thành phim truyền hình Hàn Quốc cùng tên và đang được Trung Quốc chuyển thể thành phim hoạt hình. Có thể thấy webtoon đang là một kho khổng lồ chứa những câu chuyện mới mẻ cho ngành giải trí Hàn Quốc.

Trong tháng 6, See You in My 19th Life (Hẹn gặp em ở kiếp thứ 19) - một bộ phim truyền hình gốc Hàn Quốc, do nhà biên kịch Choi Young Rim chấp bút và do Lee Na Jung đạo diễn sẽ lên sóng Netflix. Bộ phim dựa trên một webtoon nổi tiếng cùng tên của tác giả Lee Hye. Phim có tổng cộng 12 tập, mỗi tuần phát hành 2 tập vào thứ Bảy và Chủ nhật. Tập cuối của bộ phim sẽ được phát hành vào ngày 23/7.

Nội dung phim kể về Ban Ji Eum có một khả năng phi thường, cô có thể nhớ được ký ức của tất cả các kiếp đã sống. Lặp đi lặp lại sự tái sinh của mình trong gần một nghìn năm, Ban Ji Eum đã sống cuộc sống của mình một cách hoàn hảo.

Sau khi kiếp trước bị cắt ngắn bởi một tai nạn thảm khốc, cô bắt đầu kết nối lại với những người ở kiếp trước trong kiếp hiện tại và quyết định tìm một người đàn ông tên Moon Seo Ha mà cô đã gặp ở kiếp thứ 18. Những ký ức về cuộc sống thứ 18 của cô liệu có phá hoại sự lãng mạn ở tuổi 19 trong kiếp hiện tại? Và tình yêu liệu có tồn tại qua các kiếp sống khác nhau?

Nữ diễn viên Shin Hye Sun đã được chọn vào vai chính Ban Ji Eum. Cô nổi tiếng qua các vai diễn trong Mr. Queen (Chàng hậu, 2020), Thirty But Seventeen (Vẫn mãi tuổi 17, 2018) và loạt phim Stranger (Khu rừng bí mật, 2017) của Netflix.

Phim Money Game (Trò chơi kim tiền)

Nam diễn viên Ahn Bo Hyun đã được chọn vào vai chính Moon Seo Ha. Khán giả xem Netflix sẽ quen thuộc với vai diễn của anh trong loạt phim nổi tiếng My Name (2021). Anh cũng đóng vai chính trong Itaewon Class (Tầng lớp Itaewon) với vai phụ Jang Geun Won.

Nhà làm phim Oh Ki-hwan (người đứng sau bộ phim hài dành cho lứa tuổi mới lớn Fashion King (Vua thời trang) và loạt phim hài lãng mạn How to be Thirty (Vẫn chưa 30) cả hai dựng từ webtoon) nêu quan điểm: “Tôi tin rằng ngày nay, những ý tưởng mới mẻ nảy ra trong đầu bạn đang được khám phá trong webtoon nhiều hơn là trong phim điện ảnh hoặc phim truyền hình gốc”. Ý kiến đó có thể gây tranh cãi nhưng không thể phủ nhận truyện tranh mạng đang tạo nên một trào lưu và phim ảnh đang tận dụng khá tốt trào lưu đó.

Nguồn: Tạp chí VHNT số 538, tháng 6-2023

Theo đó, Viện Phim Việt Nam sẽ chiếu bộ phim Dòng sông hoa trắng (sản xuất năm 1989) ngày 11/12; Cây bạch đàn vô danh (sản xuất năm 1994) ngày 12/12 và Người đàn bà mộng du (sản xuất 2003) ngày 13/12 tại Rạp chiếu phim Ngọc Khánh, Viện Phim Việt Nam - 523 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội.

Dòng sông hoa trắng (Đạo diễn Trần Phương) với sự tham gia của các diễn viên như NSND Trà Giang, NSND Lê Khanh, diễn viên Diễm My, Thúy Nga, Thương Tín kể về bốn nữ biệt động tài sắc, vì tình yêu đất nước mà gạt bỏ nỗi niềm riêng. Phim Dòng sông hoa trắng không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật mà còn là một phần của lịch sử điện ảnh Việt Nam, ghi lại những câu chuyện về lòng dũng cảm và tình yêu quê hương đất nước của những người phụ nữ Việt Nam. Bộ phim ghi dấu ấn trong lòng khán giả như một bản anh hùng ca đầy chất lãng mạn với những thước phim đẹp nhất. Bộ phim đã từng giành giải Quay phim xuất sắc nhất tại LHP châu Á - Thái Bình Dương, nhờ khả năng tái hiện chân thực và mạnh mẽ những khoảnh khắc đáng nhớ. Đến nay, Dòng sông hoa trắng vẫn được coi là một trong những phim điện ảnh Việt Nam xuất sắc, với sức ảnh hưởng lâu dài đến nền điện ảnh và được khán giả trong và ngoài nước đánh giá cao.

Cây bạch đàn vô danh là bộ phim của đạo diễn Nguyễn Thanh Vân kể về một câu chuyện tình éo le và cảm động được thể hiện trên bối cảnh nông thôn miền Bắc những năm tháng chiến tranh chống Mỹ ác liệt được phác họa khá chân thực trong một không khí bừng bừng "tất cả cho tiền tuyến". Bộ phim tập trung vào khát vọng sống và sự giằng xé nội tâm của hai con người cô đơn: Bạch Vân - người đàn ông góa vợ và Bình - người đàn bà có chồng đi chiến đấu xa, rồi hy sinh. Và, họ đã "vượt rào" trong làn sóng phản đối của dư luận xóm làng.

Dẫu rằng họ phải bỏ làng đi, nhưng như những "cây bạch đàn vô danh", họ vẫn trở về với cội nguồn làng xóm và sức sống dẻo dai khiến họ vượt qua mọi sự khắc nghiệt, sống mãi với thời gian.

Ấn tượng mạnh nhất mà bộ phim để lại là sự mộc mạc mà táo bạo của tính cách nhân vật, sự quyết liệt mà sâu lắng của tình huống.

Bộ phim từng đoạt Giải Bông sen bạc, Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XI – 1996; Giải Nữ diễn viên xuất sắc nhất cho Lê Vi, Giải Quay phim xuất sắc nhất cho Nguyễn Đức Việt (cùng với phim Nước mắt thời mở cửa), Giải Âm nhạc xuất sắc nhất cho Phó Đức Phương tại Liên hoan phim trên; Giải B Hội Điện ảnh Việt Nam 1995; Giải Ngọn đuốc đồng tại Liên hoan phim Quốc tế Bình Nhưỡng 1996.

Người đàn bà mộng du từng đoạt giải Bông sen vàng Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XIV-2004

Bộ phim Người đàn bà mộng du được chuyển thể từ truyện ngắn nổi tiếng Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Bộ phim kể về câu chuyện của Quỳ - nữ quân y xinh đẹp, người đàn bà một mình làm chủ trái tim của tất cả những người lính trong một cánh quân lớn trên rừng Trường Sơn.

Những người đàn ông đi qua đời Quỳ như một cuộc điểm danh: trung đoàn trưởng Hòa, người anh hùng bị Quỳ cảm thấy "có những khi tầm thường" vì anh thích nuôi gà và có bệnh mồ hôi tay; Hậu - anh lính giao liên thầm lặng yêu, thầm lặng che chở và thầm lặng chết vì Quỳ; cậu lính trẻ vô danh nhìn trộm Quỳ tắm và bị ăn một cái tát nhưng trước khi ra trận lại được người đàn bà kỳ lạ ấy tha thứ và được biết thế nào là tình yêu.

Những hình bóng ấy đã ám ảnh suốt cuộc đời Quỳ, để chị trở thành người quen sống với người chết, quen với những giấc mơ, những hoài niệm chiến tranh, để Quỳ trở thành người đàn bà mộng du, không chỉ đêm đêm cầm đèn đi soi từng giường bệnh trong quân y viện, mà còn lang thang trong suốt cuộc đời mình, không thể dừng lại ở các ga xép hạnh phúc, cho dù chiến tranh đã kết thúc.

Bộ phim của đạo diễn Nguyễn Thanh Vân từng đoạt giải Bông sen vàng Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XIV-2004. Đồng thời, tại Liên hoan phim này, bộ phim cũng đoạt Giải Nữ diễn viên xuất sắc nhất cho Hồng Ánh, Giải Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất cho Lê Vũ Long, Giải Đạo diễn xuất sắc nhất cho Nguyễn Thanh Vân, Giải Quay phim xuất sắc nhất cho Nguyễn Hữu Tuấn.

Bên cạnh đó, bộ phim cũng đoạt giải Cánh diều Vàng (thể loại phim truyện nhựa của Hội Điện ảnh Việt Nam năm 2003); Giải đặc biệt của Ban Giám khảo tại Liên hoan phim châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 49 tại Nhật Bản - 2004.