Ông Nguyễn Văn Anh - thư ký dự án Hoàng thành Thăng Long - cho biết xuất hiện hiện tượng sụt lún tại một số hố khai quật thuộc khu C và D của di chỉ khảo cổ học 18 Hoàng Diệu thuộc trung tâm Hoàng thành Thăng Long. Khoan hệ neo đã làm phá vỡ cấu trúc tầng đất và đẩy nước bùn chứa polymer tràn sang di tích, phủ trùm lên di tích đang xuất lộ và bảo tồn tại khu vực phía bắc thuộc phạm vi hố D4 - D5. Vì vậy, chiều 7/4, Ban Quản lý di tích Cổ Loa thành cổ - đơn vị chủ quản, trực tiếp quản lý Hoàng thành Thăng Long đã tổ chức một cuộc họp nhằm tìm giải pháp hữu hiệu bảo tồn tính toàn vẹn của khu di sản. Ông Nguyễn Văn Anh cũng cho biết, sở dĩ có hiện tượng trên là do việc thi công nhà Quốc hội ở ngay bên cạnh. Ban đầu, việc ảnh hưởng này chỉ ở mức độ nhẹ, mức độ sụt lún và lượng bùn chảy sang chưa trầm trọng, nhưng từ cách đây đúng một tháng - ngày 7/3, sự ảnh hưởng này ngày càng nghiêm trọng. Hiện, việc đào đất quanh tường chắn của tầng hầm nhà Quốc hội đã làm sụt lún đất, dẫn đến việc đổ sập đoạn giữa bức tường gạch bảo vệ khu vực phía bắc khu di tích - phần giáp ranh với khu vực hố D4 và D6. Đặc biệt, từ ngày 23/3, khi đơn vị thi công khoan hệ neo xuyên sang lòng đất của khu di tích tại khu vực phía bắc và đông bắc đã làm nứt vỡ kết cấu các tầng đất và làm nước bùn hợp chất có polymer tràn vào trong lòng hố khai quật đang được bảo tồn. Tại khu vực phía đông bắc - phạm vi hố C3, máy xúc bên đơn vị thi công đã khoét sâu xuống tầng đất thời Đại La, đào vượt qua chỉ giới bảo tồn di tích về phía đông khoảng hơn 4m. Sự việc này không những đã vi phạm vào chỉ giới của di sản đã được xác định bảo tồn mà còn tiếp tục làm sụt lún đất của khu vực tiếp giáp, đặc biệt là làm ảnh hưởng đến việc bảo tồn di tích kiến trúc quan trọng của thời Lý đã được phát hiện tại khu vực này. Tuy nhiên, tại cuộc họp, đại diện của BQL dự án đầu tư xây dựng nhà Quốc hội lại vắng mặt. TS Bùi Minh Trí - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh thành, Phó Chủ nhiệm dự án Hoàng thành Thăng Long - cho biết: Ngay sau đây, Trung tâm Bảo tồn di tích Cổ Loa - thành cổ sẽ có văn bản báo cáo và đề nghị UBND TP. Hà Nội báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo xây dựng nhà Quốc hội, Bộ Xây dựng về các vấn đề bảo tồn khu di sản nói trên. Đồng thời, đề nghị tổ chức gấp các cuộc họp ở cấp cao để tìm giải pháp khắc phục ngay hậu quả và đưa ra những biện pháp xử lý lâu dài, đảm bảo tính hiệu quả cao cho việc bảo tồn tính toàn vẹn của di sản. Được biết, theo kế hoạch, tháng 6 này, Tổ chức UNESCO thế giới sẽ đến VN để đánh giá, kiểm tra lại di sản sau một năm được công nhận là di sản chung của nhân loại. T.Hoàng
Ông Nguyễn Văn Anh - thư ký dự án Hoàng thành Thăng Long - cho biết xuất hiện hiện tượng sụt lún tại một số hố khai quật thuộc khu C và D của di chỉ khảo cổ học 18 Hoàng Diệu thuộc trung tâm Hoàng thành Thăng Long. Khoan hệ neo đã làm phá vỡ cấu trúc tầng đất và đẩy nước bùn chứa polymer tràn sang di tích, phủ trùm lên di tích đang xuất lộ và bảo tồn tại khu vực phía bắc thuộc phạm vi hố D4 - D5. Vì vậy, chiều 7/4, Ban Quản lý di tích Cổ Loa thành cổ - đơn vị chủ quản, trực tiếp quản lý Hoàng thành Thăng Long đã tổ chức một cuộc họp nhằm tìm giải pháp hữu hiệu bảo tồn tính toàn vẹn của khu di sản. Ông Nguyễn Văn Anh cũng cho biết, sở dĩ có hiện tượng trên là do việc thi công nhà Quốc hội ở ngay bên cạnh. Ban đầu, việc ảnh hưởng này chỉ ở mức độ nhẹ, mức độ sụt lún và lượng bùn chảy sang chưa trầm trọng, nhưng từ cách đây đúng một tháng - ngày 7/3, sự ảnh hưởng này ngày càng nghiêm trọng. Hiện, việc đào đất quanh tường chắn của tầng hầm nhà Quốc hội đã làm sụt lún đất, dẫn đến việc đổ sập đoạn giữa bức tường gạch bảo vệ khu vực phía bắc khu di tích - phần giáp ranh với khu vực hố D4 và D6. Đặc biệt, từ ngày 23/3, khi đơn vị thi công khoan hệ neo xuyên sang lòng đất của khu di tích tại khu vực phía bắc và đông bắc đã làm nứt vỡ kết cấu các tầng đất và làm nước bùn hợp chất có polymer tràn vào trong lòng hố khai quật đang được bảo tồn. Tại khu vực phía đông bắc - phạm vi hố C3, máy xúc bên đơn vị thi công đã khoét sâu xuống tầng đất thời Đại La, đào vượt qua chỉ giới bảo tồn di tích về phía đông khoảng hơn 4m. Sự việc này không những đã vi phạm vào chỉ giới của di sản đã được xác định bảo tồn mà còn tiếp tục làm sụt lún đất của khu vực tiếp giáp, đặc biệt là làm ảnh hưởng đến việc bảo tồn di tích kiến trúc quan trọng của thời Lý đã được phát hiện tại khu vực này. Tuy nhiên, tại cuộc họp, đại diện của BQL dự án đầu tư xây dựng nhà Quốc hội lại vắng mặt. TS Bùi Minh Trí - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh thành, Phó Chủ nhiệm dự án Hoàng thành Thăng Long - cho biết: Ngay sau đây, Trung tâm Bảo tồn di tích Cổ Loa - thành cổ sẽ có văn bản báo cáo và đề nghị UBND TP. Hà Nội báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo xây dựng nhà Quốc hội, Bộ Xây dựng về các vấn đề bảo tồn khu di sản nói trên. Đồng thời, đề nghị tổ chức gấp các cuộc họp ở cấp cao để tìm giải pháp khắc phục ngay hậu quả và đưa ra những biện pháp xử lý lâu dài, đảm bảo tính hiệu quả cao cho việc bảo tồn tính toàn vẹn của di sản. Được biết, theo kế hoạch, tháng 6 này, Tổ chức UNESCO thế giới sẽ đến VN để đánh giá, kiểm tra lại di sản sau một năm được công nhận là di sản chung của nhân loại. T.Hoàng
Lãnh thổ Heard và Quần đảo McDonald
Múi giờ Úc so với Việt Nam chênh lệch bao nhiêu? Với Việt Nam, múi giờ chuẩn là GMT+7. Do đó, sự chênh lệch Múi giờ Úc so với Việt Nam tính như sau:
Vùng Trung Úc (UTC+9:30): Úc hơn Việt Nam 2,5 giờ. Ví dụ: 8h sáng ở Việt Nam thì tại vùng Trung Úc là 10,5h sáng.
Vùng Đông Úc (UTC+10): Úc hơn Việt Nam 3 giờ. Ví dụ: 8h sáng ở Việt Nam thì tại vùng Đông Úc là 11h trưa.
Vùng Tây Úc (UTC+8): Úc hơn Việt Nam 1 giờ. Ví dụ: 8h sáng ở Việt Nam thì tại vùng Tây Úc là 9h sáng. >> Xem thêm: Giờ Mỹ và giờ Việt Nam
Giống với nhiều nước ở phương Tây như Tây Ban Nha, Anh, Pháp, v.v., Úc cũng có giờ mùa hè. Tuy nhiên giờ mùa hè ở đây lại tính khác so với Châu Â. Nếu như mọi địa điểm trong 1 nước ở Châu Âu sẽ điều chỉnh giờ giống nhau. Thì ở Úc, mỗi miền, mỗi bang lại có điều chỉnh giờ mùa hè theo cách riêng không đồng nhất.
Hiện tượng đổi giờ mùa hè chỉ diễn ra ở một số khu vực tại Úc
Úc thay đổi múi giờ theo mùa (hay còn gọi là "giờ mùa hè" – Daylight Saving Time, DST) chủ yếu để tối ưu hóa việc sử dụng ánh sáng ban ngày và giảm bớt nhu cầu sử dụng điện vào buổi tối. Điều này giúp tiết kiệm năng lượng và tăng cường hiệu quả kinh tế. Cụ thể, lý do Úc áp dụng giờ mùa hè có thể được giải thích qua các yếu tố sau:
Tuy nhiên, việc thay đổi giờ theo mùa cũng gây ra một số tranh cãi. Một số người cho rằng việc chuyển đổi giờ có thể gây ra gián đoạn trong thói quen sinh hoạt và ảnh hưởng đến sức khỏe, do đồng hồ sinh học bị thay đổi đột ngột. Do đó, không phải tất cả các bang ở Úc đều áp dụng giờ mùa hè. Ví dụ, bang Queensland, Tây Úc và Northern Territory không tham gia vào hệ thống giờ mùa hè, trong khi các bang như New South Wales, Victoria và South Australia áp dụng.
Các vùng như Tây Úc, Queensland, và Vùng tự trị phía bắc lựa chọn không thực hiện thay đổi giờ mùa hè.
Nam Úc và thị trấn Broken Hill chuyển sang UTC+10:30 khi vào giờ mùa hè.
New South Wales, Victoria, Tasmania, và các vùng còn lại thực hiện điều chỉnh thêm 1h vào tháng 10 mỗi năm đến 3h sáng ngày chủ nhật đầu tiên của tháng 4 năm sau.
Sau khi tìm hiểu qua múi giờ Úc so với giờ Việt nam vẫn còn khá nhiều câu hỏi. Cụ thể:
1. Múi giờ trên các lãnh thổ hải ngoại của nước Úc?
Nước Úc có 3 múi giờ chủ yếu gồm:
Ở phía Tây Úc, giờ chuẩn sẽ là (AWST; UTC+08:00).
Ở phía Trung Úc, giờ chuẩn sẽ là (ACST; UTC+09:30).
Ở phía Đông Úc, giờ chuẩn sẽ là (AEST; UTC+10:00).
2. Từ Việt Nam qua Úc hết mấy giờ bay?
Thời gian bay từ Hà Nội (Việt Nam) đến Úc: khoảng 8 – 9 giờ bay.
Thời gian bay từ Hồ Chí Minh (Việt Nam) đến Úc: Khoảng 8 – 9 giờ bay.
Australian Eastern Standard Time (AEST): UTC +10 giờ
Áp dụng cho khu vực New South Wales, Victoria và Úc Capital Territory.
Australian Central Standard Time (ACST): UTC +9.5 giờ
Áp dụng cho khu vực Northern Territory và South Australia.
Australian Western Standard Time (AWST): UTC +8 giờ
Áp dụng cho khu vực Western Australia.
Trên đây là tổng hợp thông tin liên quan giải đáp múi giờ Úc so với Việt Nam. Hy vọng qua bài viết, bạn đã có những thông tin hữu ích. Đừng quên cập nhật những thông tin về tour Úc và các tour nước ngoài trọn gói giá rẻ tại Thăng Long travel.
Hoàng thành Thăng Long là địa điểm tham quan nổi bật không chỉ của Thủ đô mà còn của cả nước. Thành cổ đã chứng kiến hàng loạt sự thay đổi mạnh mẽ trong suốt lịch sử của Việt Nam và đương đầu với nhiều cuộc chiến tranh khốc liệt. Phần đáng chú ý của Hoàng Thành Thăng Long là khu trung tâm thể hiện một loạt các hình ảnh giao lưu đa văn hóa với những ảnh hưởng lớn từ Trung Quốc ở phía bắc và Vương quốc Champa ở phía Nam. Nơi đây là trung tâm quyền lực chính trị từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ 20. Các giá trị văn hóa của Hoàng thành được thể hiện một cách chi tiết qua kiến trúc, nghệ thuật trang trí, thiết kế cảnh quan,... Mặc dù phần lớn công trình ban đầu đã bị mất nhưng địa điểm này hiện vẫn đang được các nhà khảo cổ khai quật và nghiên cứu.
Đứng ở Đoan Môn nhìn qua sẽ thấy hình ảnh cột cờ hay còn gọi là Cột cờ Hà Nội, với độ cao 33,4 mét so với mặt đất. Được xây dựng vào năm 1812 dưới thời nhà Nguyễn. Cột cờ ấy nay đã được gần hai trăm năm tuổi. Khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, hình ảnh này đã được in trang trọng trên tờ tiền 1 đồng cổ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trong hai cuộc kháng chiến lâu dài của Việt Nam, cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược, nó được xem như đài quan sát. Từ trên đỉnh cột cờ có thể nhìn thấy Hà Nội và các vùng ngoại ô.
Đến với Hoàng thành, bạn sẽ bắt gặp một cánh cổng cao, sừng sững như một bức tường thành, nơi này có tên là Đoan Môn. Đoan Môn được xây dựng từ thời nhà Lý. Cổng Đoan Môn nằm ở phía Nam Tử Cấm Thành Thăng Long xưa. Đây là công trình được xây dựng từ đầu thời Lê (thế kỷ 15) và vẫn còn nguyên vẹn cho đến ngày nay. Vào thời nhà Nguyễn vào thế kỷ 19, Cổng Đoan Môn được trùng tu và xây dựng một lầu (đài quan sát). Xưa, Lâu đài Thăng Long có cấu trúc “Tam Tông”, tức là gồm có ba tòa thành, nội thành và nơi ở của vua gọi là Tử Cấm Thành. Cung điện nằm giữa nhà vua và triều đình của ông là Hoàng thành hay Thành phố rồng. Vòng ngoài cùng nơi dân thường sinh sống được gọi là Đại La Thành.
Nằm ở trung tâm Hoàng thành, Điện Kính Thiên là di tích trung tâm trong quần thể. Nó được từng được dùng làm nơi cử hành các nghi lễ hoàng gia cũng như các công việc trọng đại của quốc gia. Nền của cung điện dài 57 mét, rộng 41,5 mét, cao 2,3 mét. Dù là một di tích có ý nghĩa văn hóa nhưng dấu tích duy nhất còn sót lại của Điện Kính Thiên cho đến ngày nay chỉ là những bậc thang. Bạn sẽ tìm thấy những bức tượng rồng tinh xảo được chạm khắc trên đá xanh dọc theo cầu thang. Điện được xây dựng trên núi Nùng, ngay trên nền cũ của cung Càn Nguyên - Thiên An từ thời Lý Trần dưới thời vua Lê Thái Tổ năm 1428 và hoàn thành dưới thời vua Lê Thánh Tông.
Bắc Môn được xây dựng vào năm 1805, nằm ở phía bắc của Hoàng thành. Cùng với Đoan Môn, đây là hai cổng thành duy nhất còn sót lại của công trình lịch sử này. Theo dữ liệu nghiên cứu khảo cổ học, dưới chân cổng thành cao chót vót này có rất nhiều tầng di tích từ các triều đại trước. Hiện tại, đây là nơi thờ phụng hai Thống đốc Thành Hà Nội - Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu để tưởng nhớ về sự hy sinh của họ trong công cuộc bảo vệ Tổ Quốc.
Tòa nhà phía sau từng được gọi là Hậu Lâu (Tĩnh Bắc Lâu). Nó được xây dựng dưới triều Hậu Lê dành cho hoàng hậu và công chúa sinh sống. Vào thời nhà Nguyễn, nơi đây trở thành nơi ở của các phi tần và mỹ nhân tháp tùng nhà vua trong chuyến công du về phương Bắc. Toàn bộ công trình sử dụng gạch làm vật liệu chính, có nhà 3 tầng, đáy hình hộp. Mái nhà mô phỏng kết cấu chồng diêm là kiểu kiến trúc truyền thống Việt Nam thường thấy ở các tầng gác xép, chùa, miếu. Toàn bộ mái nhà được làm bằng gạch và bê tông, bên trên lợp mái giả, bên ngoài lợp ngói. Người Pháp gọi địa điểm này là Lầu Công Chúa hay Pagode des Dames (Chùa Các Bà).
Từ năm 1954 đến năm 1975, Thành cổ có mã số D67 được dùng làm trụ sở của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Một đường hầm kết nối cho phép sơ tán khẩn cấp trong trường hợp bị tấn công. Ngôi nhà và đường hầm nằm ở phía Bắc điện Kính Thiên, được xây dựng từ năm 1967. Có phong cách kiến trúc hiện đại, tường cao 60 cm, hệ thống cách âm tốt. Các phòng với nhiều mục đích khác nhau: phòng họp, phòng nghỉ và phòng làm việc. Các đồ vật, vật dụng được sử dụng trong Chiến tranh Việt Nam được trưng bày bao gồm bản đồ, điện báo và bảng thông báo của máy bay.
Chỉ có một số điều cần lưu ý trước khi đến thăm Hoàng thành đó là hầu hết các di tích lịch sử sẽ yêu cầu bạn ăn mặc chỉnh tề và Hoàng thành cũng không ngoại lệ. Du khách cần tránh quần short, váy ngắn, áo ba lỗ,...
Hoàng thành Thăng Long là một trong những di tích lịch sử đáng chú ý nhất ở Hà Nội. Những hiện vật được khai quật và mô hình thú vị về thành cổ chắc chắn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về văn hóa, lịch sử Việt Nam qua hàng ngàn năm. Hy vọng bài viết trên đã mang đến bạn những thông tin hữu ích về điểm đến xinh đẹp này.
Phát biểu diễn văn khai giảng năm học 2023-2024, PGS.TS Nguyễn Thị Ngân Hoa – Hiệu trưởng Trường Tiểu học và Trung học Cơ sở Victoria Thăng Long (KĐT Thanh Hà, Hà Nội) nhấn mạnh, Victoria Thăng Long là mái trường của sự thân thiện, tôn trọng sự khác biệt, trách nhiệm và yêu thương. Nhà trường luôn nỗ lực nâng cao chất lượng để mỗi ngày đến trường là một ngày vui đối với từng học sinh thân yêu.
Hòa chung không khí cả nước tưng bừng chào đón Ngày hội đến trường, sáng nay (5/9/2023), Trường Tiểu học & Trung học Cơ sở Victoria Thăng Long long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học mới 2023 - 2024.
Tham dự Lễ khai giảng, về phía Nhà trường có sự hiện diện của PGS.TS Nguyễn Thị Ngân Hoa – Hiệu trưởng Nhà trường; Nhà giáo Nguyễn Thị Vĩnh Hà - Phó Hiệu trưởng Nhà trường; Thạc sĩ Lưu Thanh Hà - Phó Hiệu trưởng Nhà trường và Nhà giáo Thạc Thị Mai Hương - Cố vấn giáo dục cấp cao Nhà trường.
Về phía các bậc phụ huynh, có sự hiện diện của bà Nguyễn Thị Uyên Lan – Trưởng ban Đại diện cha mẹ học sinh và Ban đại diện Cha mẹ học sinh các lớp, cùng đông đảo các bậc phụ huynh hồ hởi tham dự Lễ khai giảng năm học 2023-2024.
Sau các tiết mục văn nghệ đầy sôi động, đặc biệt là tiết mục Flashmob do toàn bộ Vicsers (học sinh trường Vic) thể hiện, tiếng trống chào mừng vang lên hòa vào tiếng vỗ tay vui mừng ngày khai trường - báo hiệu buổi lễ Khai giảng năm học mới bắt đầu.
Trước toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và hơn 1.000 học sinh Victoria Thăng Long, thay mặt Ban Giám hiệu, Thạc sĩ Lưu Thanh Hà - Phó Hiệu trưởng Nhà trường đã đọc thư của Chủ tịch nước gửi ngành Giáo dục nhân dịp khai giảng năm học 2023-2024.
Tiếp đó, PGS.TS Nguyễn Thị Ngân Hoa đã đọc diễn văn khai giảng năm học 2023 – 2024 chứa đựng những tâm huyết và chan chứa yêu thương dành cho học sinh thân yêu. Cô đã nhấn mạnh về giá trị cốt lõi của Nhà trường cũng như những thông điệp vô cùng ý nghĩa tới tất cả học sinh của Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Victoria Thăng Long: “Trong ngày hôm nay, thông điệp năm học 2023 - 2024 mà cô muốn gửi tới tất cả các em, những học sinh của Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Victoria Thăng Long vẫn là: Không có phép màu nào thay thế được sự cố gắng không ngừng, sự chuyên cần và tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện những nhiệm vụ học tập hằng ngày. 70% chúng ta sinh ra có khả năng tương tự như nhau. Chỉ có sự cố gắng và kiên trì của mỗi người là khác nhau. Vì thế, muốn trở thành những con người có ích, thành công và thực sự đóng góp cho cộng đồng sau này, các em cần chăm chỉ rèn luyện từ những điều nhỏ nhất.
Mỗi ngày đến trường là một ngày vui đồng nghĩa với việc mỗi ngày đến trường là một ngày cố gắng để thực hiện tốt hơn những nhiệm vụ học tập, rèn luyện. Chỉ có như vậy thì niềm vui, niềm hạnh phúc dưới mái trường mới có ý nghĩa.
Victoria Thăng Long là mái trường của sự thân thiện, tôn trọng sự khác biệt, yêu thương và trách nhiệm. Đó là những giá trị mà Nhà trường cam kết với cộng đồng. Nhưng điều đó cũng có nghĩa là các trò cần tôn trọng nhau, tôn trọng thầy cô và thực hiện đúng bổn phận của một học trò chăm ngoan, lễ phép, thân ái và biết ơn. Trong bất kì một ngôi trường nào trong thế giới hiện đại, năng động và rộng mở như hiện nay, những giá trị truyền thống đó vẫn còn nguyên ý nghĩa”.
Nhấn mạnh về thông điệp, cam kết trách nhiệm của Nhà trường, PGS.TS Nguyễn Thị Ngân Hoa khẳng định: “Với các Thầy Cô giáo của Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Victoria Thăng Long, thông điệp của năm học 2023 -2024 mà chúng ta cần cam kết để thực hiện là: Mỗi thầy cô luôn là một tấm gương trong học tập, trong lao động, sáng tạo. Người thầy nghiêm khắc với học trò trước hết phải là người thầy mẫu mực và nghiêm khắc với chính mình. Người thầy chỉ có thể truyền cảm hứng cho học trò nếu bản thân chúng ta không ngừng sáng tạo và nỗ lực, không ngừng trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình và không dễ dãi với những kết quả rèn luyện, học tập đã đạt được.
Trong năm học 2023 – 2024, tất cả Thầy Cô của Victoria Thăng Long cùng hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng dạy học, đổi mới và cập nhật không ngừng trong phương pháp dạy học để có thể đem đến nhiều giờ học hiệu quả, thiết thực hơn nữa cho học trò, xứng đáng với niềm tin yêu của các bậc cha mẹ, xứng đáng với sứ mệnh người thầy truyền cảm hứng mà chúng ta đã lãnh nhận.
Một lần nữa, thay mặt Hội đồng sư phạm, thay mặt các thầy cô giáo của Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Victoria Thăng Long, cho phép tôi gửi tới tất cả các bậc cha mẹ học sinh lời chúc sức khỏe và lời tri ân sâu sắc vì sự tin tưởng mà Quý vị đã dành cho mái trường này. Cơ hội học tập tốt hơn của tất cả các học sinh dưới mái trường Victoria Thăng Long là mục tiêu mà các nhà sáng lập, các bậc cha mẹ và các thầy cô giáo cùng nỗ lực hướng tới. Trong năm học 2023 – 2024, tôi tin rằng chúng ta sẽ thực hiện được điều này tốt hơn nữa với sự đồng hành của tất cả các bậc cha mẹ”.
Kết thúc buổi lễ khai giảng, Nhà giáo Nguyễn Thị Vĩnh Hà – Phó Hiệu trưởng Nhà trường đã going lên hồi trống khai trường, chào mừng năm học mới 2023 - 2024 trong niền hân hoan của hơn 1.000 học sinh và các bậc phụ huynh.
Do vị trí địa lý đặc biệt, Úc nằm trải dài hơn 4000 km từ Tây sang Đông. Nghĩa là địa hình của quốc gia này trải trên nhiều kinh tuyến khác nhau. Do vậy khi mua vé máy bay đi Úc, bạn nhận thấy rằng đất nước này có nhiều khung giờ. Múi giờ dao động trong khoảng từ UTC+8 tới UTC+10,5 vào mùa đông và từ UTC+9 tới UTC+11,5 theo giờ mùa hè chung của khu vực châu Âu.
Úc có 3 múi giờ khác nhau, cụ thể:
Múi giờ khu vực Tây Úc (UTC+8). Các bang ở phía Tây áp dụng múi giờ này. Chênh lệch 8 giờ so với giờ London.
Múi giờ khu vực Trung Úc (UTC+9:30). Bao gồm Nam Úc, Broken Hill và vùng tự trị phía Bắc, chênh lệch 9,5 giờ so với giờ chuẩn London.
Múi giờ khu vực Đông Úc (UTC+10). Các phần lãnh thổ phía Đông như Queensland, New South Wales, Sydney, Victoria, và Tasmania sử dụng múi giờ này. Chênh lệch 10 giờ so với giờ London.