Siêu Bão Đổ Bộ Vào Trung Quốc

Siêu Bão Đổ Bộ Vào Trung Quốc

Cơ quan Khí tượng cho biết, bão Kong-rey tấn công bờ biển phía Đông tại thị trấn Chenggong thuộc huyện Taitung lúc 13 giờ 40 phút theo giờ địa phương (tức 14 giờ 40 phút theo giờ Việt Nam).

Cơ quan Khí tượng cho biết, bão Kong-rey tấn công bờ biển phía Đông tại thị trấn Chenggong thuộc huyện Taitung lúc 13 giờ 40 phút theo giờ địa phương (tức 14 giờ 40 phút theo giờ Việt Nam).

Bão Kong-rey đổ bộ vào huyện Đài Đông, Đài Loan (Trung Quốc). Ảnh: Reuters

Hơn 400 chuyến bay nội địa và quốc tế đã bị hủy, trong khi tất cả các dịch vụ tàu, phà đều bị đình chỉ. Các cơ quan công sở và trường học trên khắp Đài Loan đã đóng cửa để tránh bão. Đường phố thủ phủ Đài Bắc vắng tanh khi những cơn mưa lớn và gió dữ dội tấn công.

Kong-rey là cơn bão thứ 3 tấn công Đài Loan kể từ tháng 7, mạnh tương đương với bão Gaemi, cơn bão mạnh nhất tấn công Đài Loan trong 8 năm qua. Tuy nhiên với bán kính 320km, bão Kong-rey trở thành trận bão lớn nhất trong gần 3 thập kỷ. Cơ quan Khí tượng cảnh báo: "Tác động của bão Kong-rey đối với toàn bộ Đài Loan sẽ khá nghiêm trọng".

Bão Kong-rey đang di chuyển với tốc độ khá nhanh 21 km/giờ, tuy nhiên được dự báo sẽ suy yếu sau khi đổ bộ vào đất liền, di chuyển qua các ngọn núi chạy dọc theo trung tâm hòn đảo, trước khi ra Eo biển Đài Loan vào tối 31-10. Tuy nhiên, cơ quan thời tiết cảnh báo ảnh hưởng của bão sẽ kéo dài đến sáng 1-11.

Các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất được dự báo nằm dọc theo bờ biển phía Đông, với lượng mưa có thể lên tới hơn 1.000mm trong ngày 1-11 và có cảnh báo lở đất. Gần 35.000 binh sĩ đã sẵn sàng để hỗ trợ các nỗ lực cứu hộ.

Nhà lãnh đạo Đài Loan, Lai Ching-te kêu gọi người dân nên tránh xa khu vực bờ biển trong thời gian bão quét qua.

Các nhà khoa học đã cho biết biến đổi khí hậu đang làm tăng cường độ của các cơn bão, dẫn đến mưa lớn hơn và lũ quét và gió giật mạnh hơn.

* Mời bạn đọc vào chuyên mục Quốc tế xem các tin, bài liên quan.

Trưa 3/10, siêu bão Krathon đổ bộ vào Đài Loan (Trung Quốc), mặc dù đã suy yếu, nhưng đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng.

Cơn bão đã khiến cây cối và cột đèn đổ, các mảnh vỡ bị cuốn đi, gây mất điện cho khoảng 178.000 hộ dân và khiến hai người tử vong ở khu vực phía Đông hòn đảo.

Tại thành phố Cao Hùng, cơn bão mang theo mưa lớn đã gây ra lũ lụt, khiến nhiều khu vực bị nước ngập tới đầu gối.

Hàng trăm chuyến bay đã bị hủy và các thị trường tài chính Đài Loan vẫn phải đóng cửa trong ngày thứ hai liên tiếp.

Xem video siêu bão Krathon đổ bộ vào Đài Loan (Trung Quốc) gây ra nhiều thiệt hại. Nguồn: Reuters

Điểm đáng chú ý là bão thường tấn công bờ biển phía Đông của Đài Loan, đối diện với Thái Bình Dương, nhưng siêu bão cấp 1 Krathon lại có diễn biến bất thường khi đổ bộ vào bờ biển phía Tây hòn đảo này. Cho nên, truyền thông Đài Loan đã gọi đây là cơn bão “kỳ lạ”.

Dự báo bão Krathon sẽ di chuyển chậm lên đồng bằng phía Tây bằng phẳng của Đài Loan và tiếp tục suy yếu vào ngày 4/10, trở thành áp thấp nhiệt đới khi đến khu vực miền Trung.

Sáng 16-9, bão Bebinca đã đổ bộ vào Thượng Hải với cường độ bão cấp 1. Đây là là cơn bão nhiệt đới mạnh nhất tấn công trực tiếp vào trung tâm tài chính của Trung Quốc trong hơn 7 thập kỷ.

Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, với sức gió tối đa đạt 151km/giờ ở gần mắt bão, Bebinca đã tấn công thành phố gần 25 triệu dân vào khoảng 7 giờ 30 phút sáng (theo giờ địa phương). Đây được xem là cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào Thượng Hải kể từ bão Gloria năm 1949.

Trong nỗ lực ứng phó với bão Bebinca, Trung Quốc đã gấp rút triển khai các biện pháp phòng ngừa. Ban Chỉ huy phòng chống lũ lụt và hạn hán quốc gia đã kích hoạt cơ chế ứng phó khẩn cấp cấp độ 4 đối với tỉnh An Huy, miền Đông Trung Quốc, đồng thời nâng mức ứng phó lên cấp 3 đối với thành phố Thượng Hải và tỉnh Chiết Giang. Các nhóm công tác đã được cử đến Thượng Hải và Chiết Giang nhằm giúp giảm thiểu tác động của cơn bão số 13 đổ vào Trung Quốc trong năm nay.

Theo Bộ Quản lý tình trạng khẩn cấp, lực lượng cứu hộ gồm hơn 3.000 người cùng gần 1.000 bộ thiết bị cứu hộ và 5 máy bay trực thăng cũng đã được điều động đến các địa phương ở vùng duyên hải để sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống.

Trước đó, chính quyền thành phố Thượng Hải ngày 15-9 cũng đã quyết định hủy hàng trăm chuyến bay tại 2 sân bay chính, gồm sân bay Phổ Đông và sân bay Hồng Kiều. Ga tàu Thượng Hải cũng đã tạm dừng một số dịch vụ đường sắt, trong khi đó một số dịch vụ phà cũng đã phải dừng hoạt động. Nhiều khu nghỉ dưỡng ở Thượng Hải, trong đó có Khu nghỉ dưỡng Disney, công viên giải trí Jinjiang và công viên động vật hoang dã Thượng Hải, cũng tạm ngừng đón khách.

Kỳ nghỉ Tết Trung thu đang diễn ra cũng đã làm tăng thêm sự phức tạp cho công tác ứng phó với bão lũ tại Trung Quốc. Nhà chức trách yêu cầu chính quyền địa phương cần tăng cường nỗ lực phòng chống lũ lụt và thảm họa địa chất, sơ tán những người dân trong khu vực bị ảnh hưởng, đảm bảo an toàn cho các công trình thủy lợi, hồ chứa, mỏ và các công trình hạ tầng khác, cũng như chuẩn bị các phương án ứng phó với tình trạng ngập úng đô thị.

* Mời bạn đọc vào chuyên mục Quốc tế xem các tin, bài liên quan.

Ngày 15-9, chính quyền thành phố Thượng Hải, Trung Quốc, đã hủy tất cả các chuyến bay tại 2 sân bay chính để chuẩn bị ứng phó với cơn bão Bebinca dự báo mang theo gió mạnh và mưa lớn.

Từ ngày 12 đến 14-9, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam tham dự Diễn đàn Hương Sơn Bắc Kinh lần thứ 11 tại thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc.

Video do Sở Cảnh sát Bradenton chia sẻ trên mạng xã hội cho thấy những cây cọ cong vẹo trong gió khi mưa và sóng đập mạnh vào bờ biển ở thành phố này. (Xem video. Nguồn: Reuters)

Vào sáng 10/10, bão Milton đã áp sát bờ biển phía Tây của bang Florida gây ra lốc xoáy và tấn công khu vực này bằng mưa và gió trước khi dự kiến đổ bộ vào gần Vịnh Tampa.

Theo Trung tâm Bão Quốc gia Mỹ, mặc dù vào chiều 9/10, Milton đã suy yếu nhẹ xuống cấp 3, cấp độ thứ ba trong thang Saffir-Simpson gồm năm cấp, cơn bão vẫn mở rộng phạm vi khi tiến gần đến bang Florida và vẫn là “một cơn bão lớn cực kỳ nguy hiểm” với sức gió duy trì tối đa là 195 km/h.

Cây cối bị quăng quật trong gió bão - Ảnh: EPA

Cơn bão có thể gây ra sóng biển dâng cao từ 2,7 - 4 m ở một số khu vực và mưa từ 150 - 300 mm, với lượng mưa có thể lên tới 450 mm ở một số nơi.

Khoảng hai triệu người trên khắp bang Florida đã được lệnh sơ tán và hàng triệu người khác đang nằm trong đường đi dự kiến của bão Milton.

Cơn bão này ập đến chỉ hai tuần sau khi Helene tàn phá Florida và nhiều bang khác.

Đường phố ở trung tâm thành phố Fort Myers ngập lụt khi bão Milton đi qua - Ảnh: Andrew West/The News-Press/USA Today Network/Imagn Images

Theo Đài CNN, Thống đốc bang Florida Ron DeSantis cho biết ít nhất 19 trận lốc xoáy đã được xác nhận và 116 cảnh báo lốc xoáy được ban hành trên toàn bang này khi cơn Bão Milton đổ bộ.

Theo NBC News, phát ngôn viên của Sở cứu hỏa hạt St. Lucie, bang Florida cho biết cơn lốc xoáy quét qua hạt này lúc 16h28 (giờ địa phương) đã khiến 2 người thiệt mạng và nhiều người khác được đưa đến bệnh viện.

Vì bão Milton đổ bộ trước khi thủy triều lên cao, nên Thống đốc Florida Ron DeSantis hy vọng bờ biển phía tây Florida có thể tránh được đợt triều cường tồi tệ nhất, hạn chế thiệt hại về người và tài sản khi bão đi qua. (Ảnh: Reuters)

Mặc dù vậy, bão Milton đã tạo ra ít nhất 19 trận lốc xoáy, gây thiệt hại cho nhiều quận và phá hủy khoảng 125 ngôi nhà, hầu hết là nhà di động, theo ông DeSantis. (Ảnh: Reuters)

Cảnh tượng ngổn ngang tại Matlacha, Florida sau bão Milton (Ảnh: Reuters).

Sân vận động Tropicana Field ở St. Petersburg, Florida bị hư hại sau bão (Ảnh: Reuters).

Một khu vực ở Bradenton, Florida sau khi bão Milton càn quét (Ảnh: Reuters).

Lốc xoáy thổi bay ô tô, cây cối gãy đổ ở Wellington, Florida (Ảnh: Reuters).